Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Ngày 12/2, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại xã điểm Dũng Phong, huyện Cao Phong. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Cao Phong.
Đến nay, Dũng Phong là xã duy nhất của tỉnh đạt 16/19 tiêu chí NTM, còn 3 tiêu chí chưa đạt là tiêu chí 2 về giao thông, tiêu chí 5 về trường học và tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa. Mục đích của buổi làm việc là bàn giải pháp giúp xã Dũng Phong đạt chuẩn NTM vào năm 2014, sớm trước 1 năm so với kế hoạch, xây dựng mô hình điểm để các địa phương tham quan học tập rút kinh nghiệm. Những năm qua, việc xây dựng NTM tại xã Dũng Phong được quan tâm chỉ đạo sát sao, đầu tư đồng bộ và tập trung cho các lĩnh vực, vì vậy các tiêu chí được hoàn thành sớm; xã đã chủ động lồng ghép các chương trình dự án trong thực hiện chương trình. Riêng trong năm 2013, tổng nguồn vốn của huyện, tỉnh huy động cho xây dựng NTM khoảng 1.055 triệu đồng; nhân dân đóng góp bằng việc hiến đất làm đường giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, góp công lao động được hàng tỷ đồng; vốn lồng ghép của huyện để xây dựng chợ nông sản, xây dựng sân vận động, xây dựng đường khu trung tâm, xây dựng trường Mầm non trên 20 tỷ.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND huyện Cao Phong cho biết: Đến nay về cơ bản xã Dũng Phong đã gần đạt đầy đủ 19 tiêu chí xây dựng NTM, tuy nhiên còn một số hạng mục cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới. Cụ thể: về giao thông, cần hỗ trợ 3 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nội bộ, 2 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nội đồng; về cơ sở vật chất văn hóa cho 8 xóm cần khoảng 800 triệu đồng; các trường học của xã cần được bổ sung trang thiết bị và cơ sở vật chất để trường THCS đạt chuẩn Quốc gia năm 2014, với số tiền 2 tỷ đồng; hỗ trợ 2 tỷ đồng xây dựng nghĩa trang; xây dựng và nâng cấp chợ đạt chuẩn 7 tỷ đồng…. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM của xã năm 2014 là 40 tỷ đồng, trong đó xin cấp từ ngân sách Nhà nước trên 26 tỷ đồng, 14 tỷ đồng còn lại sẽ huy động nội lực thông qua việc hiến đất, công lao động của nhân dân. Xã tiếp tục lồng ghép các chương trình dự án nhằm tăng hiệu quả các chương trình đầu tư, đồng thời huy động tối đa nguồn lực của nhân dân tham gia xây dựng NTM.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao kết quả đã đạt được trong xây dựng NTM tại xã Dũng Phong. Với những đề xuất của huyện và xã, đồng chí Phó Chủ tịch ghi nhận và giao cho 3 Sở Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, NN&PTNT phối hợp chặt chẽ để triển khai sớm. Đối với xã Dũng Phong, quan điểm của tỉnh sẽ cùng với huyện huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư cho các hạng mục còn thiếu, tập trung thực hiện quyết liệt để cán đích vào năm 2014. Về nhiệm vụ trước mắt, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ rõ: xã cần ưu tiên tập trung hoàn thành các tiêu chí cơ bản và quan trọng, khắc phục những khó khăn trước mắt, tận dụng, sửa chữa hạ tầng cơ sở hiện có. Xây dựng NTM quan trọng là phải phát triển sản xuất đúng hướng, lấy nông nghiệp làm trọng điểm- tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ưu tiên phát triển các loại cây có múi và mía; phát triển cây công nghiệp trên mọi địa hình từ đồi, ruộng, có hướng quy hoạch rõ ràng. Việc phát triển sản xuất phải đi đôi với việc bảo đảm đầu ra sản phẩm cho nông dân, tạo thị trường an toàn và rộng mở. Trong năm 2014, xã tiếp tục đầu tư các hạng mục dang dở, tiến hành sửa chữa lại chợ khang trang, sạch đẹp. Tập trung xây dựng giao thông nội đồng để phục vụ sản xuất và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn năm 2015 huyện Cao Phong sẽ có 3 xã về đích NTM là xã Dũng Phong, Thu Phong và Nam Phong theo đúng lộ trình, riêng xã Dũng Phong nỗ lực cán đích NTM trong năm 2014, huyện Cao Phong phấn đấu đến năm 2020 đạt huyện NTM
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu đã đi kiểm tra một số hạng mục của xã Dũng Phong như: sân vận động xã, chợ trung tâm xã….
Đinh Thắng
(HBĐT) - Yên Lạc là một trong những xã của huyện Yên Thủy có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh. 3 năm gần đây, một số mô hình được thực hiện ứng dụng trên đồng đất các xóm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân. Đơn cử như mô hình trồng khoai lang Nhật trên đồng đất xóm Lạc Vượng, các loại rau Hàn Quốc trên đồng đất xóm Chóng...
(HBĐT) - Ngày 10/2, Sở NN&PTNT đã tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy lợi tại các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Có mặt trên cánh đồng rau hữu cơ xóm Đầm Đa 1, xã Hợp Hòa (Lương Sơn) chúng tôi bắt gặp hình ảnh những đôi tay thoăn thoắt hái rau lúc trời chiều. Ngừng tay hái, nở nụ cười tươi giữa cánh đồng bát ngát rau xanh, chị Đinh Thị Nga, thành viên trồng rau hữu cơ nhóm Đầm Đa 1 vui vẻ cho biết: Cảm quan ban đầu cho thấy rau vô cơ (sử dụng phân bón hóa học hoặc có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng) trông màu sắc tươi, ngon hơn rau hữu cơ. Người dân ở đây lại thiếu hiểu biết về tính ưu việt của rau hữu cơ nên họ thường chọn mua rau vô cơ.
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 1 (tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình) đạt 1.225,25 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 6,91% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty thủy điện Hoà Bình đạt 598 tỷ đồng, tăng 18,78% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 7,65% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Tháng 1, lực lượng QLTT tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, đấu tranh chống các hành vi gian lận trong sản xuất, kinh doanh nhằm ổn định thị trường.
(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế khó khăn, Lương Sơn - vùng đất từng sôi động bởi các doanh nghiệp, dự án đầu tư khi trước nay cũng trầm lắng. Toàn huyện có 721 cơ sở sản xuất công nghiệp thì chỉ có khoảng 20% là hoạt động hiệu quả, còn lại phần lớn doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, hàng tồn kho nhiều. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch, dự định đầu tư của ngân sách và doanh nghiệp phải gác lại. Nợ đọng thuế hơn 57 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán. Những khó khăn khách quan chung của bối cảnh kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn.