Với doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có 4 trang trại chăn nuôi đạt chuẩn theo tiêu chí Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT.
(HBĐT) - Theo kết quả tổng hợp, rà soát mới đây của Chi cục PTNT, toàn tỉnh hiện có 99 trang trại đạt tiêu chí của Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT. Phân theo loại hình sản xuất kinh doanh, có 7 trang trại trồng trọt, 3 trang trại lâm nghiệp, 52 trang trại chăn nuôi, 33 trang trại tổng hợp và 5 trang trại nuôi trồng thủy sản. Các trang trại được công nhận tập trung chủ yếu tại các huyện Lạc Thủy (51 trang trại), Lương Sơn (37 trang trại).
Cùng với hệ thống hơn 1.000 trang trại, gia trại toàn tỉnh, các trang trại đạt tiêu chí đang khai thác tiềm năng đất đai, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
B.M
(HBĐT) - Theo Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 1 (tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình) đạt 1.225,25 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 6,91% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty thủy điện Hoà Bình đạt 598 tỷ đồng, tăng 18,78% so với cùng kỳ, thực hiện bằng 7,65% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Tháng 1, lực lượng QLTT tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, đấu tranh chống các hành vi gian lận trong sản xuất, kinh doanh nhằm ổn định thị trường.
(HBĐT) - Năm 2013, kinh tế khó khăn, Lương Sơn - vùng đất từng sôi động bởi các doanh nghiệp, dự án đầu tư khi trước nay cũng trầm lắng. Toàn huyện có 721 cơ sở sản xuất công nghiệp thì chỉ có khoảng 20% là hoạt động hiệu quả, còn lại phần lớn doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động. Sản xuất, kinh doanh ngưng trệ, hàng tồn kho nhiều. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch, dự định đầu tư của ngân sách và doanh nghiệp phải gác lại. Nợ đọng thuế hơn 57 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước chỉ đạt 67,9% dự toán. Những khó khăn khách quan chung của bối cảnh kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế, thời qua, nhiều hội viên nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây hoa hồng và ban đầu đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
(HBĐT) - Lần đầu tiên, ông Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được cầm món tiền lớn nhất trong đời. Ấy là những tháng đầu năm 2014 khi vụ thu hoạch quýt ngọt vừa kết thúc. Với thu nhập tới vài trăm triệu đồng từ mùa quýt bội thu, ông mừng mừng, tủi tủi bởi sau bao năm tháng vất vả gây dựng, vùng đất sỏi đá, cằn cỗi này đã không phụ công người làm nên mùa quả ngọt.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, công việc giải ngân, quyết toán, kiểm tra nội bộ... hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu chặng nước rút của cán bộ NHCSXH huyện vùng cao Đà Bắc thật bộn bề. Theo lịch hẹn, chúng tôi có dịp được cùng các cán bộ tín dụng làm cuộc hành trình tới những bản làng vùng cao đã cho chúng tôi thêm những cảm nhận về những cán bộ tín dụng vùng cao tận tuỵ và trách nhiệm để đưa vốn ưu đãi của Chính phủ đến tận tay người thụ hưởng. Tôi chợt nhớ tới ca từ trong ca khúc “Em đi làm tín dụng” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý “Ơ..., sương đêm chưa tan mà bước chân cán bộ đã lên đường/Trải mấy năm qua em đi làm tín dụng,.../Em mang tiền Chính phủ cho bản làng vay đủ...”.