Lãnh đạo Công ty CP Du lịch An Thịnh Hòa Bình giới thiệu định hướng đầu tư phát triển của Công ty.
(HBĐT) - Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô SX-KD gia tăng. Tuy nhiên, chính trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã tập trung cơ cấu lại sản xuất, tìm kiếm các cơ hội mới trong kinh doanh.
Là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Những yếu tố đó mở ra những cơ hội cho các DN tỉnh ta phát triển. Công ty CP Đông Dương là DN trẻ được biết đến với dự án đầu tư khu trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn. Nhiều năm theo đuổi và triển khai dự án này đúng với thời gian bất động sản đóng băng, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, bị đọng vốn. Tuy nhiên, Công ty gây khá nhiều bất ngờ duy trì các hoạt động kinh doanh truyền thống, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân triển khai phát triển vùng nguyên liệu gấc.
Nhiều người cho rằng, Công ty CP Đông Dương “liều lĩnh” khi thực hiện mô hình này. Tuy nhiên, cách thức tổ chức thực hiện của đơn vị rất bài bản và chuyên nghiệp như việc tổ chức thị trường bảo đảm ổn định đầu ra rồi mới bắt tay vào tổ chức sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm ổn định, hỗ trợ nông dân giống, vốn, kỹ thuật để phát triển vùng gấc; cử các bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân các quy trình làm đất, trồng, chọn lựa giống, bắc giàn, áp dụng quy trình theo công nghệ mới. Hiện đã phát triển hàng trăm ha gấc nguyên liệu ở các huyện Kim Bôi, Lương Sơn và Kỳ Sơn. Chủ tịch HĐQT Phạm Hồng Cương cho biết: Kế hoạch của Công ty phấn đấu đạt 400 tỷ đồng doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp cùng hơn 4.000 hộ gia đình được đưa vào vòng SXNN theo quy trình khép kín. Đặt mục tiêu hộ gia đình SXNN phải chuyên nghiệp.
Đối với Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình - nơi quy tụ đội ngũ nhà quản lý, cán bộ, kỹ sư, người lao động có năng lực, trình độ chuyên nghiệp đã thành công trong dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng KCN Lương Sơn, góp phần quan trọng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, ngân sách Nhà nước, nâng cao giá trị xuất khẩu của tỉnh. Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực du lịch và trở thành cổ đông lớn của Công ty CP Du lịch Hòa Bình khi chuyển nhượng thành công toàn bộ cổ phần của Công ty TNHH San Nam, đơn vị trước chiếm cổ phần chi phối của Công ty CP Du lịch Hòa Bình. Công ty An Thịnh đang làm thủ tục để mua nốt số cổ phần của Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và cổ phần của các cá nhân khác tại Công ty CP Du lịch Hòa Bình. Công ty An Thịnh triển khai một loạt giải pháp ổn định tâm lý người lao động, cơ cấu lại sản xuất, duy trì và phát triển SX-KD, thực hiện liên kết xây dựng các tua, tuyến du lịch, triển khai nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình và vùng Tây Bắc, tạo hình ảnh đẹp về du lịch Hòa Bình. Chủ tịch HĐQT Công ty An Thịnh Vũ Duy Bổng chia sẻ: Trước mắt, Công ty sẽ đầu tư khoảng 30 tỷ đồng để thiết kế, xây dựng mới toàn bộ khách sạn Hòa Bình 1, dự kiến sẽ khởi công trong tháng 4 và hoàn thành trong tháng 9/2014, tiếp theo sẽ đầu tư khoảng 45 tỷ đồng để quy hoạch, thiết kế, xây dựng mới toàn bộ khách sạn Hòa Bình 2, dự kiến hoàn thành trong 7/2015.
Theo thống kê của cơ quan quản lý Nhà nước, năm 2013, toàn tỉnh có 2.252 DN. Số DN đăng ký nhưng không hoạt động 901 DN, chiếm tới 40%, tăng 15,3% so với năm trước, còn lại là các doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và hoạt động trong tình trạng khó khăn. Số DN dân doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới 245 DN, tăng 18%, vốn đăng ký tăng 97% so với năm 2012. Có 315 DN đăng ký thay đội nội dung đăng ký kinh doanh với số vốn bổ sung 603,2 tỷ đồng, tính chung vốn đăng ký mới tăng 24% so với năm 2012. Rõ ràng trong khó khăn, các doanh nghiệp đang thực hiện cơ cấu lại sản xuất, tiết giảm chi phí tìm hướng mới trong kinh doanh. Đó là tín hiệu khá lạc quan.
Lê Chung
(HBĐT) - Bao đời nay, cây chuối đã gắn bó với đời sống của con người. Sản phẩm từ chuối không chỉ là rau sạch, quả sạch bổ dưỡng mà còn là sản phẩm giữ gìn môi trường. Cuối năm 2011, Hội LHPN Việt Nam chọn xóm Mỗ 1, xã Bình Thanh (Cao Phong) làm mô hình thí điểm dùng lá chuối thay túi nilon. Mô hình có 44 hội viên tham gia.
(HBĐT) - Theo quy hoạc tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, tỉnh ta có 24 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích là 811,68 ha, phân bố ở các huyện và thành phố.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 195 ngày 25/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh ta được phân bổ 366 tỉ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2014-2016.
(HBĐT) - Những ngày này, dù đã cuối vụ nhưng về Cao Phong dọc QL 6, nhiều điểm vẫn bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua, bán tấp nập. Cùng cán bộ Hội NCT huyện Cao Phong, chúng tôi có mặt tại Nhà văn hoá khu II, thị trấn Cao Phong.
(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa một số sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đó là giải pháp đang được huyện Yên Thủy chú trọng thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Yên Thuỷ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2013, triển khai công tác tín dụng năm 2014.