Người dân thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy qua cầu sang cánh đồng Tam Sơn để sản xuất.

Người dân thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy qua cầu sang cánh đồng Tam Sơn để sản xuất.

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy vào một ngày đầu năm. Hơn 1 năm trước, người dân nơi đây còn phải gồng mình đi qua cây cầu cũ nát đầy mối nguy hiểm với bao hiểm nguy rình rập. Từ ngày cây cầu do nhân dân đóng góp được hoàn thành đã nối đôi bờ vui. Người dân thôn Vai giờ ai ai cũng thấy vui và chung tay bảo vệ, gìn giữ cây cầu.

 

Ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai chỉ tay hướng về phía cánh đồng Tam Sơn của thôn cho biết: Với diện tích hơn 25 ha, trong đó có 23 ha lúa một năm thu hoạch được khoảng 120 tấn, chưa kể sản lượng của hoa màu như: bí, dưa lê nên nguồn lợi kinh tế của toàn thôn chủ yếu nằm trong cánh đồng này. Do đó, cây cầu của thôn bắc ngang qua sông Thanh Hà mỗi năm “oằn mình” để “gánh” hàng trăm tấn nông sản của người dân trong vùng. Ngay từ những năm trước tại đây, cây cầu chỉ là mấy cây tre bắc tạm qua sông. Sau đó, mọi người cũng đóng góp làm được cây cầu tạm nhỏ nhỏ để đi bộ sang trồng trọt bên cánh đồng của thôn. Mỗi lần mùa lũ về, nước lên tới tận mép cầu, có lúc còn tràn qua cầu, bà con đi lại hết sức khó khăn. Nước chảy xiết khiến cho cầu càng thêm lắc lư rất nguy hiểm. Không những thế, khi mùa mưa đến, nước lên cao, người dân lo lắng gấp rút vận chuyển từng bao tải nông sản từ trong cánh đồng về nhà nên mất rất nhiều thời gian và nhân lực. Anh Nguyễn Văn Hải là hộ trục tiếp sản xuất tại cánh đồng Tam Sơn này tâm sự: Gia đình tôi có gần 1 ha đất để sản xuất nông nghiệp (trong đó, chủ yếu là trồng dưa lê), những năm trước đây, mỗi lần thu hoạch, tôi phải đóng sản phẩm vào bao tải sau đó mới vác từng bao đi qua sông, mặc dù khó khăn nhưng vẫn phải khắc phục vì không chỉ riêng gia đình tôi, những người dân sản xuất nông nghiệp ở trong đây vẫn phải làm như vậy. Giờ cây cầu này hoàn thành, tôi vui lắm. Mặc dù đây chỉ là cây cầu tạm bắc qua sông nhưng bây giờ chúng tôi có thể đi lại vận chuyển hàng hóa bằng xe máy, do đó, việc hoàn thành cây cầu này có một ý nghĩa lớn đối với bà con trong thôn. Từ đây, bà con sẽ yên tâm hơn trong lao động, sản xuất và việc đi lại của con em họ cũng sẽ an toàn hơn. 

 

Qua trao đổi với ông Trần Quang Tuy, chi hội trưởng chi hội CCB thôn Vai được biết: thôn Vai hiện có 234 hộ dân với trên 900 nhân khẩu, kinh tế của người dân ở đây chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để cấy lúa, trồng trọt phải đi qua sông nhưng trước đây cây cầu này chỉ sử dụng được trong mùa khô, vào mùa mưa, mỗi lần nước lên cao là lại bị hỏng hoặc cuốn trôi. Hai, ba ngày sau khi nước rút, bà con lại vận động nhau sửa chữa lại cầu. Trước những khó khăn như vậy, tháng 10/2012, chi hội CCB đã vận động nhân dân trong thôn đóng góp vật liệu như: bương, tre, gỗ… để làm cầu bắc qua sông, đối với các CCB của chi hội ngoài ủng hộ vật liệu còn tham gia đóng góp 20 ngày công làm cầu. Sau gần 1 tháng triển khai thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền cùng với những nỗ lực của chi hội CCB, bà con nhân dân trong thôn, cây cầu có chiều dài gần 70 m, rộng 1,8 m có tổng trị giá trên 8 triệu đồng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặc dù đây chỉ là chiếc cầu tạm nhưng từ ngày được sự ủng hộ của nhân dân và chi hội CCB, cầu mới đưa vào sử dụng đến nay, người dân trong thôn đi lại rất thuận tiện. Nhân dân trong thôn rất yêu quý cây cầu và thay nhau gìn giữ để cầu không bị hư hỏng.

 

Có thể nói cây cầu nối đôi bờ sông Thanh Hà ở thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy đã phần nào mang lại hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của nhiều người dân thôn bởi với đặc điểm địa hình bị chia cắt, đây là phương tiện khá hữu dụng trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng, thế mạnh. Tuy nhiên, theo quan sát bằng trực quan có thể nhìn thấy hàng ngày, chiếc cầu tạm đang oằn mình “cáng” hàng trăm lượt người, xe cộ qua lại… và đây có thể là tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy. Vì thế, mong muốn có được một chiếc cầu mới đảm bảo an toàn luôn là mong muốn chung của những người dân nơi đây.

 

 

                                                                         Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục