Từ vốn vay ưu đãi, hộ ông Nguyễn Văn Đoàn, xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, thu nhập gần 40 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo điều kiện cho các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, với nhiều chính sách ưu đãi thiết thực, mở ra cơ hội mới để người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Sau gần 7 năm thực hiện chương trình của NHCSXH tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân một cách bền vững.
Cùng cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của gia đình ông Nguyễn Văn Đoàn ở xóm Dụ 6, xã Mông Hóa. Gia đình ông Đoàn có 4 khẩu, nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình ông thuộc diện có của ăn, của để trong xóm. Ông Đoàn cho biết, cách đây chục năm, gia đình ông trồng rừng nhưng không đầu tư, chăm sóc nên nên cây không phát triển, chỉ thu 6-7 triệu đồng/ năm. Số tiền ấy tính ra không có lãi so với chu kỳ trồng rừng nên chuyển sang đầu tư mua máy xát phục vụ bà con trong xóm và chăm nuôi. Hiện, trong chuồng nhà ông nuôi 10 con lợn thịt, 8 con trâu cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm. Năm 2012, gia đình ông được vay vốn ưu đãi từ chương trình SX-KD với 28 triệu đồng, cùng với vốn tự có, gia đình ông đầu tư vào rừng keo có diện tích 1 ha sắp đến kỳ thu hoạch, hứa hẹn cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đức Thiêu, Tổ trưởng tổ TK&VV xóm Dụ 6, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho biết: tổ có 35 thành viên, hiện thực hiện 6 chương trình tín dụng với dư nợ 770 triệu đồng, trong đó, dư nợ chương trình SX-KD đạt cao nhất 366 triệu đồng với 17 hộ vay vốn. Các hộ này đều sử dụng đồng vốn có hiệu quả, hàng tháng đều trả lãi đúng định kỳ, không có hộ nợ quá hạn, không có hiện tượng xâm tiêu vốn. Hiện nay, ngân hàng mới cho vay bình quân mỗi hộ 30 triệu đồng, trong thời gian tới, nhiều hộ đề nghị cho vay tăng lên 50-100 triệu đồng mới đủ sức đầu tư, mở rộng sản xuất...
Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn Nguyễn Phú Vị cho biết: Chương trình tín dụng SX-KD vùng khó khăn của huyện có dư nợ cao nhất gần 40 tỉ đồng và đã có 1.866 hộ ở 9 xã vay để chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống phân bón phục vụ SX-KD, buôn bán nhỏ; đầu tư mua các loại máy cơ giới như máy cày, máy tuốt, máy bơm... Nhờ đó đã xuất hiện nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên XĐ-GN và làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 6,27% (năm 2012) xuống còn 5,62% (năm 2013).
Giám đốc NHCSXH tỉnh Vũ Đình Đoài cho biết: Những năm qua, NHCSXH tỉnh và các phòng giao dịch tại các huyện, thành phố trong tỉnh luôn là địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng bà con các dân tộc trong tỉnh. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã được đầu tư cho vay đúng đối tượng hưởng thụ thông qua việc bình xét công khai, dân chủ từ cơ sở. Việc thực hiện cơ chế, chính sách cho vay ưu đãi thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2.925 tổ tiết kiệm và vay vốn đang cùng NHCSXH đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ được tiếp cận nguồn vốn thuận lợi. Trong 11 chương trình tín dụng ưu đãi mà NHCSXH đang triển khai, chương trình tín dụng cho hộ SX-KD vùng khó khăn có dư nợ cao thứ 2 sau chương trình cho vay hộ nghèo với dư nợ đạt 340.035 triệu đồng với hơn 32.000 hộ dân được vay vốn, tạo việc làm, XĐ-GN, góp phần ổn định KT-XH ở các địa phương trong tỉnh. Từ nguồn vốn cho vay SX-KD ở vùng khó khăn đã đem lại hiệu quả KT-XH lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giúp người dân từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường, có việc làm và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Công ty TNHH Sankoh Việt Nam tại KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những doanh nghiệp nước ngoài của Nhật Bản đầu tư vào tỉnh ta từ nhiều năm nay. Tại đây, mỗi năm, đội ngũ công nhân, lao động làm ra hàng trăm triệu sản phẩm linh kiện điện tử phục vụ ngành công nghiệp đã được xất khẩu ra nước ngoài.
(HBĐT) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Đà Bắc đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần tích cực phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Trong tuần 4 Tháng Thanh niên các cơ sở Đoàn huyện Lạc Thuỷ đã huy động 650 lượt ĐV-TN tham gia phát quang, tu sửa 5,5 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 450m đường bê tông, tu sửa và nạo vét khơi thông dòng chảy 3,5 km kênh mương nội đồng, thu gom 3,5 tấn rác thải, trồng mới 4.000 cây keo giúp hộ gia đình chính sách, tổ chức cắm 2 biển đường thanh niên tự quản, xây mới 1 hố tiêu hủy rác thải...
(HBĐT) - Chúng tôi trở lại thôn Vai, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy vào một ngày đầu năm. Hơn 1 năm trước, người dân nơi đây còn phải gồng mình đi qua cây cầu cũ nát đầy mối nguy hiểm với bao hiểm nguy rình rập. Từ ngày cây cầu do nhân dân đóng góp được hoàn thành đã nối đôi bờ vui. Người dân thôn Vai giờ ai ai cũng thấy vui và chung tay bảo vệ, gìn giữ cây cầu.
(HBĐT) - Sáng 27/3, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại TPHB. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Sở NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính; lãnh đạo TP Hoà Bình và 2 xã điểm Yên Mông, Dân Chủ.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Ánh Ngọc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Lạc Long (huyện Lạc Thủy) được người dân tin yêu, quý mến không chỉ là vị nữ lãnh đạo của xã nhiều năm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và còn bởi sự nhiệt tình, chất phác, gương mẫu trong công việc, đời sống.