Cán bộ ngành NN &PTNT khảo sát, đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa MĐ1 tại Trại sản xuất giống cây trồng Lạc Sơn (Trung tâm Giống cây trồng tỉnh).
(HBĐT) - Để bổ sung những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao vào bộ giống chủ lực của tỉnh, vụ chiêm - xuân năm nay, Sở NN &PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTV và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh phối hợp tổ chức sản xuất giống lúa thuần MĐ1. Với nhiều ưu điểm nổi bật, đây được đánh giá là giống lúa chất lượng cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi nhằm đáp ứng hai mục tiêu: đảm bảo ổn định an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa. Trước mắt, trong vụ mùa tới, 10 tấn sản phẩm hạt giống lúa thuần chất lượng cao MĐ1 sẽ chính thức được cung ứng ra thị trường, phục vụ gieo cấy khoảng 200 ha thuộc địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên ngành, giống lúa MĐ1 có nhiều đặc tính nông học tốt: thời gian sinh trưởng ngắn (vụ chiêm - xuân từ 110-115 ngày, vụ mùa 95-100 ngày), rất thích hợp cho cơ cấu sản xuất 3 vụ /năm; sinh trưởng đẻ nhánh khá, cây cao trung bình (115-116 cm vụ mùa, 90-92 cm vụ chiêm - xuân); năng suất cao và ổn định (năng suất trung bình từ 60-70 tạ /ha, thâm canh cao đạt từ 75-80 tạ /ha), chất lượng gạo khá, tỷ lệ bạc bông thấp, tỷ lệ gạo xát trên 70%. Đặc biệt, giống lúa MĐ1 có khả năng chịu rét, chịu hạn và chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận tốt trong cả vụ chiêm - xuân và vụ mùa, không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ với các loại sâu bệnh hại chính như đạo ôn, rầy nâu, khô vằn, bạc lá. Giống có khả năng phù ứng rộng, gieo trồng phù hợp trong vụ xuân muộn, mùa sớm tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại tỉnh ta, MĐ1 cho năng suất từ 55-65 tạ /ha, ổn định, dễ tính, thích hợp trên nhiều chân đất, đặc biệt trên chân đất vàn, dinh dưỡng khá.
Sau khi tìm hiểu thông tin và khảo sát thực tế tại một số địa bàn trong tỉnh, chị Bùi Thị Nhụ - khuyến nông viên xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) quyết định chọn giống lúa MĐ1 để gieo cấy vụ mùa tới. Nhà chị có hơn 2.000 m2 ruộng, vì áp lực thời vụ nên diện tích này chỉ tập trung gieo 2 vụ lúa mỗi năm và để đất nghỉ trong gần 2 tháng vụ đông. Năm nay, chị chọn giống lúa thuần MĐ1 cho vụ mùa vì đây là loại giống thuộc nhóm cực ngắn ngày, thời gian sinh trưởng và phát triển trong vụ mùa khoảng 95-100 ngày nên phù hợp cho cơ cấu sản xuất 3 vụ /năm. Với lựa chọn này, chị dự kiến sẽ gieo mạ vào giữa tháng 6, cấy vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, đến đầu tháng 10 sẽ kịp thời giải phóng đất để trồng cây vụ đông.
Được biết, giống lúa MĐ1 được nông dân BUCAP thôn Mớ Đá, xã Hạ Bì (Kim Bôi) lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Ré Thanh x CR203. Vụ mùa năm 2005, giống được cấy khảo nghiệm trên nhiều chân đất khác nhau ở khắp các cánh đồng địa bàn xã Hạ Bì và các xã lân cận bằng hình thức các thí nghiệm đồng ruộng và nông dân tự trao đổi để cấy trên thửa ruộng của mình. Với ưu thế nổi bật về năng suất (năng suất cao nhất đã ghi nhận đạt 10, 5 tấn/ha trong vụ chiêm - xuân 2006), thời gian sinh trưởng ngắn, tính thích nghi rộng, giống lúa MĐ1 ngày càng được nhiều nông dân biết đến và trao đổi khá rộng rãi trong cộng đồng sản xuất giống nông hộ. Từ vụ mùa năm 2009, MĐ1 được tiếp tục khảo nghiệm quốc gia và sản xuất thử tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến cuối năm 2012, MĐ1 được Cục Trồng trọt công nhận là giống lúa chính thức được phép đưa vào sản xuất. Do có nhiều ưu điểm nên vụ mùa năm nay, giống lúa MĐ1 được đưa vào bộ giống chủ lực của tỉnh cùng với các giống lúa thuần khác gồm: BG6, BC15, TBR45, TBR36, ĐS1...
Trao đổi về kế hoạch sản xuất thương mại giống lúa MĐ1, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cho biết: Bắt đầu từ vụ mùa năm nay, sản phẩm hạt giống lúa thuần chất lượng cao MĐ1 do Trung tâm Giống cây trồng tỉnh và Chi cục BVTV phối hợp tổ chức sản xuất, cơ quan tác giả là Chi cục BVTV sẽ chính thức được thương mại hóa. Sản phẩm được sản xuất để cung ứng cho thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc, chú trọng phục vụ cho sản xuất trong tỉnh với mục tiêu trở thành giống lúa chủ lực của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng bộ giống lúa chủ lực, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất lúa của bà con nông dân. Trước mắt, trong vụ mùa tới, đơn vị sản xuất sẽ cung ứng khoảng 10 tấn sản phẩm, tương đương diện tích gieo cấy khoảng 200 ha cho địa bàn huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Đây là bước đi đầu tiên trong lộ trình thương mại hóa giống lúa MĐ1 - thương hiệu giống lúa đầu tiên được sản xuất tại tỉnh, hứa hẹn để sản xuất nông nghiệp hướng tới hai mục tiêu lớn là đảm bảo ổn định an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2014, các huyện, thành phố và lâm trường trong tỉnh đã chủ động làm đất và cây giống. Đến trung tuần tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 2.383 ha rừng tập trung, đạt 28% kế hoạch. Độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh giữ ổn định ở mức 49,3%.
(HBĐT) - Mô hình hợp tác gia công sản xuất hạt giống ngô LVN 23 giữa người dân 3 xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy- Lạc Sơn với Viện Nghiên cứu ngô Trung ương (Đan Phượng- Hà Nội) kết quả không như mong muốn. Ngày 7/6, Phó Viện trưởng- TS Đặng Ngọc Hạ, Tổ trưởng tổ nghiên cứu chọn tạo giống ngô thực phẩm; TS Nguyễn Thị Nhài, CBKT trực tiếp chỉ đạo sản xuất, KS Nguyễn Văn Diện đã có buổi họp với tất cả các hộ gia đình tham gia hợp đồng gia công giống ngô cùng với Trưởng thôn và Bí thư chi Bộ xóm Khoang, xã Phúc Tuy nhằm đánh giá tình hình hợp tác sản xuất ngô gia công ngô giống vụ xuân vừa rồi.
Giữa tháng 5 vừa qua, máy biến áp (MBA) 500kV-900MVA (AT1) của Trạm biến áp (TBA) 500kV Hiệp Hòa bị sự cố pha A tách ra khỏi vận hành. Sau đó, ngày 21-5, MBA AT2 của TBA Hiệp Hòa bị sự cố pha B phải tách ra khỏi vận hành. Ngay sau khi xảy ra sự cố, để bảo đảm cung cấp điện cho Thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nỗ lực khẩn trương, tập trung lực lượng và thiết bị, khắc phục sự cố, bảo đảm hệ thống điện cao áp 220-500kV hoạt động ổn định, an toàn.
Theo thống kê, lượng giao dịch trên Mobile đang tăng lên với một tốc độ đáng kinh ngạc và khách hàng đang dần chuyển từ giao dịch trên Internet sang giao dịch trên điện thoại di động.
(HBĐT) - Dự án KFW 7 - cơ hội để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở huyện Lạc Sơn Dự án Phát triển lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình (gọi tắt là KFW7) đi vào hoạt động từ năm 2007. Theo thiết kế, dự án và hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ Đức và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”. Là huyện được tham gia dự án, Lạc Sơn đã tập trung triển khai có hiệu quả công tác trồng rừng, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo, Đảng bộ xã Đông Bắc (Kim Bôi) luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Nhờ đó, nhiều năm liền, Đảng bộ xã đạt TS-VM.