Bà con xã Đồng Chum ngậm ngùi vụ gừng bị mắc bệnh, năng suất thấp năm 2014.

Bà con xã Đồng Chum ngậm ngùi vụ gừng bị mắc bệnh, năng suất thấp năm 2014.

(HBĐT) - Năm 2014, tiểu hợp phần 1.2 Dự án Giảm nghèo (DAGN) của huyện Đà Bắc đã đầu tư cho bà con 6 xóm ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) trồng 41,5 ha gừng với 264 hộ tham gia. Tổng dự án đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, DAGN hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

 

 

Theo đó, dự án đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV, còn đối tác là Công ty TNHH Dagon ở Hà Nội hỗ trợ kỹ thuật. Đồng thời, Công ty Dagon ký kết hợp đồng kinh tế với bà con thu mua tất cả sản phẩm với giá 4.500 đồng/kg. Đến tháng 8/2014 do thời tiết mưa kéo dài nên cây gừng bị bệnh thối củ và cháy lá. Người dân Đồng Chum chưa có kinh nghiệm, Công ty cũng ít kinh nghiệm xử lý nên bệnh lan rộng chiếm 77% tổng diện tích, làm 7,47 ha gừng bị chết.

 

Đồng chí Xa Trung Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: Theo khảo sát diện tích gừng chết trên 7 ha nhưng thực tế diện tích bị chết và không phát triển vào khoảng 20 ha. Qua tìm hiểu, nguyên nhân do khâu giống xử lý kém. Đến vụ thu hoạch, giá gừng tăng mạnh từ 8.000 đồng lên trên 18.000 đồng /kg. Thấy lợi, nhiều hộ thu hoạch bán cho tư thương mà không bán cho Công ty. Giá cao, khan hàng, nhiều tư thương ở vùng dưới đến tận nơi thu mua. Ông Đinh Công Thiệu, Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Đà Bắc cho biết: Dự tính trừ phần bị bệnh bà con thu được khoảng 400 tấn gừng thương phẩm nhưng thực tế chỉ được hơn 200 tấn. Đến cuối vụ, giá gừng tăng mạnh, có thời điểm lên đến 20.000 đồng /kg. Theo hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các hộ trồng rừng và Công ty Dagon thì giá thu mua trung bình 4.500 đồng /kg. Khi giá thị trường tăng, Công ty điều chỉnh thu mua tăng lên 5.500 đồng /kg. Tuy đã tăng giá nhưng bà con cũng không bán cho Công ty. Trước thực trạng bà con tự ý mang gừng đi bán, Công ty Dagon cũng mời Công an huyện, BQL DAGN huyện để giải quyết. Theo Bộ luật Dân sự, hợp đồng này không thể bắt người dân để truy tố. Nhiều hộ cũng lý giải nguồn vốn này là của DAGN đầu tư, việc để gừng bị bệnh chết trách nhiệm do Công ty không có biện pháp xử lý cho bà con, nguồn giống của Công ty cung cấp không sạch bệnh... Bà con bị thiệt hại nhiều nên Công ty phải bồi thường, do vậy, không thể ép bà con bán sản phẩm cho Công ty.

 

Ông Bùi Minh Tráng, Trưởng BQL DAGN tỉnh cho biết: Dự kiến nếu diện tích trên 41 ha gừng phát triển bình thường cho thu hoạch trên 1.000 tấn nhưng do bị bệnh và chậm phát triển còn khoảng gần 600 tấn, người dân chỉ bán cho DN 50 tấn. Trong khi triển khai dự án Công ty Dagon đã đăng ký sản phẩm gừng sạch theo tiêu chuẩn GĐP toàn cầu và dự định xây dựng thành vùng nguyên liệu, nhà máy sơ chế nhưng với thực trạng trên rất khó thực hiện. Vừa qua, BQL DA đã báo cáo UBND tỉnh, Ngân hàng Thế giới để đưa ra chủ trương, hướng giải quyết nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

 

Ông Đinh Công Thiệu cũng cho biết thêm: Rút kinh nghiệm từ vụ gừng trước, năm nay, DAGN của huyện Đà Bắc tiếp tục đầu tư 30 ha gừng trâu cho 2 xã Vầy Nưa và Tiền Phong. Lần này đơn vị đối tác xây dựng quy trình nghiêm ngặt từ khâu cung cấp giống, chăm sóc, đồng thời cử mỗi xóm một cán bộ theo dõi sinh trưởng của cây để dự án phát huy hiệu quả mang đúng ý nghĩa là DAGN cho vùng khó khăn.

 

 

 

 

                                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục