Công ty SanKoh 100% vốn Nhật Bản đã mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 1.500 lao động địa phương.
(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta xếp thứ 44 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tăng 18 bậc so với năm 2013, khẳng định những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng thì việc triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ kiên trì và lâu dài.
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng 18 bậc
Mới đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hòa Kỳ (USAID) công bố báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014. Tỉnh ta được 56,57 điểm, xếp thứ 44 trên 63 tỉnh, thành phố. So với năm 2013 tăng 4,42 điểm và tăng 18 bậc, xếp thứ 5 trong khu vực 14 tỉnh miền núi phía Bắc (năm 2013 xếp thứ 13). Trong 10 chỉ số PCI thành phần các chỉ số: Tính năng động, tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý được đánh giá ở mức khá. Các chỉ số ở mức tương đối thấp là: Chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Còn lại các chỉ số như chi phí gia nhập thị trường, chi phí về thời gian ở mức thấp. Phân tích một số chỉ số thành phần cho thấy, môi trường kinh doanh có những cải thiện đáng kể. Tính năng động của lãnh đạo cấp tỉnh được 44, 66 điểm, xếp thứ 30 so với năm 2013 và tăng 18 bậc. UBND tỉnh được doanh nghiệp đánh giá đã linh hoạt trong việc tạo môi trường kinh doanh và quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân. Dù năng động, sáng tạo nhưng vẫn còn thận trọng trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh và những điểm chưa rõ ràng trong chính sách T.Ư, vẫn còn tồn tại chấp hành chủ trương, chính sách chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh ở các sở, ngành và UBND các huyện kém. Về đào tạo lao dộng được xếp thứ 17, tăng 33 bậc so với năm 2013. Dịch vụ giới thiệu việc làm có tiến bộ. Trình độ người lao động nghề được đào tạo thuộc nhóm khá tốt. Tuy vậy, hoạt động dịch vụ tư nhân và giới thiệu việc làm của các trường công lập vẫn còn hạn chế, chưa cạnh tranh được với các tỉnh. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường đứng ở cuối bảng xếp hạng. Trong đó thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bảo đảm quy định, thuộc nhóm trung bình khá. Nhưng việc chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn mất quá ngày và ở cuối bảng xếp hạng. Hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa có cải thiện; cán bộ trình độ còn hạn chế, kém thân thiện, thiếu nhiệt tình; trang bị, ứng dụng công nghệ còn hạn chế. Việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tương đối khó khăn và thuộc nhóm có tính thủ tục đất đai khó khăn nhất cả nước. Có đến 44% doanh nghiệp được hỏi cho rằng có nhu cầu nhưng ngại vì thủ tục rườm rà và cán bộ, công chức Nhà nước gây khó khăn.
Chuyển quản lý sang đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp
Theo các nhà chuyên gia, chỉ số PCI không đơn thuần là cuộc đua giữa các tỉnh thành phố mà quan trong hơn nó là thước đo sự điều hành kinh tế của chính quyền địa phương trong việc thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Cơ quan thường trực Sở KH &ĐT đã đề xuất với UBND tỉnh triển khai những giải pháp cải thiện hơn nữa chỉ số PCI năm 2015 và những năm tiếp theo. Trong đó xác định: Tiếp tục quán triệt và thực hiện các kế hoạch, chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Phát huy và duy trì các điểm số của các chỉ số đã đạt thứ hạng cao, tập trung chỉ đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém thông qua kết quả PCI 2014 cụ thể như các chỉ số đạt từ mức trung bình đến mức kém như: Chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí về thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Vận dụng các cơ chế chính sách trong việc giải quyết các công việc nói chung, đặc biệt là tháo gỡ các trở ngại đối với các doanh nghiệp theo hướng tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Vai trò của cán bộ, công chức trong việc thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cần thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực, thực thi nhiệm vụ, chức trách của cán bộ, công chức, chuyển nhận thức và hành động hàng ngày từ quản lý doanh nghiệp sang đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp và tạo thuận lợi tối đa. Kiên quyết thực hiện và duy trì công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại tất cả các sở, ban, ngành và UBND các cấp. Công khai minh bạch, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng 100% các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính cho công dân, doanh nghiệp; công khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT -XH của địa phương, lĩnh vực trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Đơn vị nào không công khai các thủ tục hoặc công khai không đảm bảo quy định phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Gắn trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định để người dân, doanh nghiệp bức xúc.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số tham khảo, được khảo sát từ cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp FDI nêu lên cảm nhận và đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh của chính quyền địa phương, chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, được tổng hợp lại theo điểm số và xếp hạng so sách 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lê Chung
(HBĐT) - Năm 2014, tiểu hợp phần 1.2 Dự án Giảm nghèo (DAGN) của huyện Đà Bắc đã đầu tư cho bà con 6 xóm ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) trồng 41,5 ha gừng với 264 hộ tham gia. Tổng dự án đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, DAGN hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sáng 25/4, tại xã Phú Cường, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2015.
(HBĐT) - Hòa Bình được xem là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Thời gian gần đây, tỉnh đã có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác tài nguyên du lịch. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh về một số giải pháp trọng tâm khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hòa Bình. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.
(HBĐT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất đá trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế vừa tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực này về chính sách thuế.
(HBĐT) - Sau 4 năm xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Tân Lạc có nhiều thay đổi, cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện. 3 xã điểm Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê đang tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí còn lại để về đích năm 2015.
(HBĐT) - Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mai Hạ (Mai Châu) đã đạt được những kết quả quan trọng: thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng, cả xã còn 49 hộ nghèo, chiếm 7,2%; 96% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên... Qua đánh giá, xã đã đạt 16 tiêu chí, xã đang nỗ lực để hoàn thiện 3 tiêu chí còn lại và cán đích NTM trong năm nay. Tuy nhiên, xã vẫn còn nhiều việc phải làm khi còn một số tiêu chí chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa thực sự bền vững.