Một số tuyến đường giao thông xã Hữu Lợi đã được trải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.

Một số tuyến đường giao thông xã Hữu Lợi đã được trải nhựa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.

(HBĐT) - Những năm trước đây, nhắc đến xã Hữu Lợi không ít cán bộ, người dân huyện Yên Thủy phải lắc đầu vì cái nghèo khó, vất vả của một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện. Trình độ dân trí không đồng đều, giao thông bất lợi, nguồn nước phục vụ sản xuất khan hiếm là những nguyên nhân cơ bản khiến cái khó cứ đeo bám mãi. Tuy nhiên, hôm nay, Hữu Lợi đang có những bước tiến mới trong phát triển KT -XH. Với việc đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, chủ động của người dân trong LĐSX, xây dựng NTM đã giúp bộ mặt nông thôn nơi đây từng ngày đổi thay.

 

Đón khách với nụ cười rạng rỡ cùng cái bắt tay thật chặt, Chủ tịch UBND xã Quách Văn Ngớt nói rằng: Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với các chủ trương, chính sách phù hợp, chương trình, dự án về ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn đã tạo đà cho xã phát triển. Song yếu tố quan trọng hơn cả chính là tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận giữa cấp uỷ, chính quyền với nhân dân cùng tinh thần bền bỉ vượt khó đã giúp Hữu Lợi có thêm sức mạnh, niềm tin trên con đường xây dựng cuộc sống mới.

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, thời gian gần đây, cùng với đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ, hoạt động của HĐND, UBND xã cùng các đoàn thể cũng có nhiều cải tiến theo hướng hướng về cơ sở, vì quyền lợi, lợi ích của nhân dân. Đặc biệt, hàng năm, nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND xã về phát triển KT - XH đã được UBND xã triển khai nghiêm túc. Các bộ phận chuyên môn bám sát mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ để xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tế. Chính điều này đã giúp xã triển khai các tiêu chí XDNTM có những thuận lợi nhất định. Nổi bật là thực hiện các tiêu chí về hình thức sản xuất, thu nhập, xây dựng hệ thống chính trị, ANTT, xây dựng cơ sở hạ tầng...

 

Để có nguồn lực XDNTM đối với một xã có nhiều lợi thế, tiềm năng đã là khó. Điều này càng khó hơn đối với một xã nghèo. Nhận thức rõ điều đó, cấp uỷ, chính quyền xã Hữu Lợi xác định nhất thiết phải khơi nguồn được sức mạnh nội lực từ nhân dân. Song song với đó là sự điều hành linh hoạt trong việc lồng ghép nguồn lực từ các chương trình phát triển vùng huyện Yên Thuỷ, 135, Dự án giảm nghèo, dự án PSARD... cùng với nguồn trái phiếu Chính phủ để từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển tổng thể KT - XH.

 

Trao đổi với Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Xuân Điều được biết, năm 2014, nhân dân đã tự nguyện hiến gần 2.000 m2 đất để tạo điều kiện giúp xã mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng. Một số xóm huy động được sức dân xây dựng nhà văn hoá làm nơi sinh hoạt cộng đồng. Bằng sức dân kết hợp với nguồn vốn từ các chương trình, dự án đã giúp xã bê tông hoá được gần 700 m đường nội xóm. Một số đoạn đường được rải cấp phối. Đồng thời, xã cũng tập trung sửa chữa, bảo dưỡng một số tuyến đường, mương bai phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân.

 

Điểm nhấn trong thực hiện các chương trình, dự án gắn với XDNTM ở Hữu Lợi là cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể đã năng động, linh hoạt để lồng ghép hỗ trợ sản xuất, tập huấn kỹ thuật, truyền thông nâng cao năng lực, nhận thức cho nhân dân và xây dựng các tiểu dự án, mô hình kinh tế về trồng trọt, chăn nuôi làm cơ sở nhân ra diện rộng. Chính vì vậy, những năm gần đây, người dân Hữu Lợi đã chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm, phá bỏ thế độc canh cây lúa để đưa những cây trồng mới, có giá trị hàng hoá xuống đồng ruộng. Với tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm hơn 1.000 ha, giờ đây, đồng đất Hữu Lợi đã đa dạng hóa các loại cây trồng phù hợp. Cùng với diện tích trồng lúa, ngô, người dân luôn tận dụng từng tấc đất, thửa ruộng để trồng mía tím, mía nguyên liệu, bí xanh, dưa hấu, dưa bở, lạc, đậu các loại với diện tích trên 300 ha. Năm qua, tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của xã đạt trên 52, 4 tỷ đồng.

 

Ngoài ra, toàn xã phát triển được tổng đàn gia súc, đàn lợn trên 5.000 con, đàn gia cầm gần 40.000 con và hơn 320 đàn ong... đã mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình. Từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, vật nuôi đã giúp người dân vùng đất khó Hữu Lợi dần xoá bỏ cách làm ăn manh mún, chuyển sang có đầu tư theo quy mô. Nhờ vậy, năm 2014, xã đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra về thu nhập bình quân với mức 14, 1 triệu đồng/người/năm; bình quân lương thực gần 514 kg /người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 27,4%. Điều này đã giúp xã hoàn thành thêm tiêu chí NTM về thu nhập bình quân đầu người, hình thức tổ chức sản xuất. Hiện Hữu Lợi đã đạt được 11 tiêu chí NTM. Kết quả này có ý nghĩa lớn đối với một xã vẫn thuộc diện đặc biệt  khó khăn.

 

 

                                                                     Bình Giang

 

Các tin khác

100% hộ dân xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có nước sinh hoạt. ảnh: Người dân xóm Nà Mười được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
Công ty SanKoh 100%  vốn Nhật Bản đã mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho 1.500 lao động địa phương.
Hộ chăn nuôi xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển gia trại gia cầm hàng hóa mang lại doanh thu lớn.
Người dân xã Phong Phú, Tân Lạc chặt mía tím về để đường chờ người mua.

Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đáp ứng nhu cầu du khách

(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5 năm nay cũng trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đều cho cán bộ, công nhân viên chức nghỉ 6 ngày. Đây cũng là dịp nhiều người lên kế hoạch cho một chuyến du lịch dài ngày.

Chuyện về người cán bộ “gửi” bìa đất tại ngân hàng

(HBĐT) - Đi lên từ đội trưởng đội sản xuất và bắt đầu công tác tại Hội Nông dân (HND) xã từ đầu những năm 90, ông Nguyễn Văn Cảnh, Phó Chủ tịch HND xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) thấu hiểu những khó nhọc của người nông dân một nắng hai sương. Với mong muốn ngày càng nhiều hội viên nông dân yên tâm phát triển sản xuất, ông đã mạnh dạn đem thế chấp sổ đỏ của gia đình mình tại ngân hàng để lấy tiền mua phân bón ứng trước cho nông dân.

Bài học từ mô hình liên kết “hai nhà” tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2014, tiểu hợp phần 1.2 Dự án Giảm nghèo (DAGN) của huyện Đà Bắc đã đầu tư cho bà con 6 xóm ở xã Đồng Chum (Đà Bắc) trồng 41,5 ha gừng với 264 hộ tham gia. Tổng dự án đầu tư 3,3 tỷ đồng, trong đó, DAGN hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

540 người tham gia Sàn giao dịch việc làm huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Sáng 25/4, tại xã Phú Cường, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2015.

Xây dựng sản phẩm, thương hiệu du lịch mang bản sắc Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình được xem là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Thời gian gần đây, tỉnh đã có những định hướng, giải pháp cụ thể để khai thác tài nguyên du lịch. Phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh về một số giải pháp trọng tâm khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hòa Bình. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.

Cục Thuế đối thoại trực tiếp với người nộp thuế

(HBĐT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất đá trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế vừa tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực này về chính sách thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục