(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ thực trạng của từng khoản nợ để thực hiện phân loại nợ theo các tiêu chí quy định.
Việc phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo dư nợ thực tế của từng khoản nợ. Đối với những khoản nợ phải chuyển nợ quá hạn một phần theo phân kỳ trả nợ thì chỉ phần dư nợ bị chuyển nợ quá hạn được tính là nợ quá hạn, phần dư nợ còn lại vẫn được tính là nợ trong hạn.
10 tiêu chí phân loại nợ
Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phân loại nợ căn cứ vào các tiêu chí phân loại nợ, trong từng tiêu chí phân loại sẽ được phân nhóm theo các chỉ tiêu và chi tiết theo trạng thái nợ, 10 tiêu chí phân loại nợ gồm: 1- Phân loại nợ theo chương trình cho vay; 2- Phân loại nợ theo thời hạn cho vay; 3- Phân loại nợ theo trạng thái nợ; 4- Phân loại nợ theo hình thức bảo đảm tiền vay; 5- Phân loại nợ theo nguồn gốc cho vay; 6- Phân loại nợ theo hình thức cho vay và đơn vị nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội; 7- Phân loại nợ theo khu vực cho vay; 8- Phân loại nợ theo dân tộc; 9- Phân loại nợ theo ngành kinh tế; 10- Phân loại nợ theo khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc phân loại nợ được thực hiện định kỳ 1 năm/lần vào ngày 31/12 hàng năm đối với việc phân loại nợ theo các tiêu chí từ 1-9 kể trên.
Riêng việc phân loại nợ theo tiêu chí 10 (Phân loại nợ theo khả năng trả nợ của khách hàng) sẽ được thực hiện định kỳ 3 năm/lần hoặc xuất phát từ nhu cầu thực tế của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Quy chế nêu rõ, Ngân hàng Chính sách xã hội phải có bộ phận quản lý phân loại nợ tại Hội sở chính để quản lý việc phân loại nợ theo quy định tại Quy chế này.
Căn cứ kết quả phân loại nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì phối hợp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, có các giải pháp tích cực, đồng bộ để thu hồi nợ đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Đối với các khoản nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan theo các quy định hiện hành,Tổng Giám đốc và Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm xử lý kịp thời theo quy định của Chính phủ.
Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi chưa có cơ chế xử lý đã được phân loại nợ theo tiêu chí phân loại nợ theo khả năng trả nợ của khách hàng, sau khi áp dụng mọi biện pháp xử lý theo quy định mà không thu hồi được nợ giao Ngân hàng Chính sách xã hội kiến nghị cơ chế xử lý, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
PV (TH)
Ngày Hợp tác xã Quốc tế lần thứ 93 của Liên minh Hợp tác xã quốc tế và Ngày Quốc tế Hợp tác xã lần thứ 21 của Liên Hợp quốc
Thứ 7 ngày 4 tháng 7 năm 2015
(HBĐT) - Sáng 1/7, Sở NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết về “phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020”; năm 2014, tiếp tục ban hành Nghị quyết về “đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014 - 2020”. Nhìn vào dữ liệu cụ thể này có thể thấy rõ, những năm qua, huyện Tân Lạc đã trăn trở tìm hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hành trình đưa nghị quyết vào cuộc sống còn vướng nhiều “ụ đất mấp mô” khiến những bước đi đôi lúc còn “lạng quạng”.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa phối hợp với trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và trường Chính trị tỉnh khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế năm 2015 cho 42 học viên.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.
Do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XV.