Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả sạt lở đất tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa.
(HBĐT) - Đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 16/9 đến 18/9 đã gây hậu quả nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân huyện kỳ Sơn. Theo BCH phòng chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn đã có trên 140 ha lúa và hoa màu bị úng ngập; nhiều đoạn trên tuyến đường Dân Hạ - Độc Lập bị sạt lở khiến học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS Dân Hạ C và Độc Lập phải nghỉ học. Nghiêm trọng hơn, do mưa lớn kéo dài đã có bốn gia đình ở xóm Dụ 5, một gia đình ở xóm Vành xã Mông Hóa bị ạt lở đất đá làm sập nhà và công trình phụ...
Trước hậu quả do thiên tai gây ra, BCH phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn đã huy động lực lượng, phương tiện tiện để khẩn chương khắc phục hậu quả nhằm sớm ổn định đời sống nhân dân.
Cùng với gia đình ông Đinh Lê Hiến tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa nhà ở bị sập hoàn toàn và toàn bộ tài sản bị vùi trong đất đá do sạt lở, ông Nguyễn Văn Chiến, chủ hộ vẫn chưa hết bàng hoàng: “Khoảng 2 giờ 30 sáng nay, đất đá từ trên đồi bắt đầu tràn xuống. Khi mọi người trong gia đình tôi đang thu dọn thì hàng trăm khối đất ập xuống, rất may tất cả đều thức nên đất bùn chỉ ngập đến bụng nên vẫn kịp thoát ra ngoài. Ngay lúc đó nhà tôi đổ sập và toàn bộ tài sản hoàn toàn ngập trong bùn đất”.
Cùng với gia đình ông Chiến, ông Hiến, gia đình ông Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Đức Sứ ở liền kề cũng bị đất đá tràn đầy vào lòng nhà và nhà bếp bị sập hoàn toàn, nhiều tài sản bị hư hỏng.
Ngay sau khi nhận được thông tin, BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn đã huy động 50 CBCS Công an huyện, BCHQS huyện và lực lượng dân quân cơ động xã Mông Hóa cùng nhân dân và phương tiện, máy móc để ứng cứu người, di dời toàn bộ tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đồng thời khắc phục hậu quả trước mắt. UBND huyện Kỳ Sơn đã quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ cho 4 hộ bị đất đá sạt lở. Cấp uỷ, chính quyền xã Mông Hóa quyết định giành một phần trụ sở Đảng uỷ, UBND xã ăn ở, sinh hoạt trong thời gian khắc phục hậu quả. Qua kiểm tra thực tế, BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn, UBND xã Mông Hóa đã ra Thông báo yêu cầu các hộ bị sạt lở và có nguy cơ bị sạt lở uy hiếp đến tính mạng tài sản di dời đến nơi an toàn.
Cùng với tập trung lực lượng tại “điểm nóng” ở xóm Dụ 5, xã Mông Hóa, BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn đã phân công các thành viên trực tiếp xuống các xã, thị trấn để nắm tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả. Ban CHQS huyện bố trí lực lượng tại các ngầm tràn liên hợp để cảnh báo, nhắc nhở người và phương tiện không được qua lại khi lũ tràn về. Hệ thống bơm tiêu của các xã cũng hoạt động hết công xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại lúa và hoa màu do ngập úng. Các tuyến đường bị sạt lở cũng được huy động lực lượng, phương tiện để thông đường, thống tuyến trong thời gian sớm nhất. Tăng cường kiểm tra hệ thống hồ, đập và các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu nước và kịp thời phát hiện, xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Trực tiếp chỉ đạo việc khắc phục thiên tai tại xóm Dụ 5, xã Mông Hóa, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ yêu cầu cấp uỷ, chính quyền huyện Kỳ Sơn và các xã thị trấn thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục hậu quả cho thiên tai gây ra. Kiên quyết di dời các hộ dân ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở cao. Theo dõi sát sao tình hình dự báo thời tiết để chủ động trong triển khai các biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục giúp người dân có biện pháp hữu hiệu trong bảo vệ tính mạng và tài sản trước diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của thời tiết.
Đức Phượng
(HBĐT) - Với nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và thị trường, nhiều năm qua, Lạc Thuỷ chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại và đạt được nhiều kết quả thiết thực.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thuỷ đã có 331,5 ha cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đứng đầu là diện tích cam với 220 ha, kế đó là bưởi 45 ha, thanh long 29 ha, nhãn ghép 25 ha và chanh đào 12,5 ha. Cây ăn quả phát triển chủ yếu trên đất màu, đất vườn và một phần trên đất đồi thấp đã khai thác tiềm năng đất đai, nguồn lao động nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.
(HBĐT) - Trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 18 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, riêng trong các Khu công nghiệp có 6 dự án. Trong đó, có 2 dự án FDI với vốn đăng ký là 1 triệu USD; 16 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 826 tỷ đồng. So cùng kỳ, số dự án FDI giảm 01 dự án, số dự án đầu tư trong nước tăng 5 dự án.
(HBĐT) - Theo Sở KH-ĐT, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 15.673 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 81,63% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 6.937 tỷ đồng, tăng 18,47% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 75% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.
(HBĐT) - Ở vào thời điểm những năm 2012 – 2013, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra dịch tai xanh ở lợn và cúm trên đàn gia cầm. Trong khi tình hình tiêu thụ gia trại của nhân dân vùng dịch bị ngưng trệ, nghiêm cấm không được bán ra ngoài thì các cơ sở chăn nuôi, trang trại của huyện nhờ có giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đảm bảo nên vẫn thuận lợi xuất ra thị trường ngoại tỉnh.