Hai năm lại đây, người nông dân 2 huyện Tân Lạc, Cao Phong đang phải đối mặt với mặt với tình trạng được mùa mía nhưng không được giá. ảnh: ông Bùi Khánh Khuyên, xóm Mương 2, xã Do Nhân (Tân Lạc) chăm sóc vườn mía của gia đình.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện có khoảng 70 vạn dân, ứng với 86% dân số của tỉnh sống ở vùng nông thôn, 48 vạn dân, tương ứng với 87% cơ cấu lao động trực tiếp làm nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ứng dụng tiến bộ KH-KT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của các nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh thì nông nghiệp tỉnh ta cần có sự tác động mạnh mẽ hơn nữa để tạo đà “cất cánh”.
Có thể liên tưởng như vậy cho “bức tranh” toàn cảnh ngành nông nghiệp ở tỉnh ta ở thời điểm hiện tại. Dẫu đã rời vị trí “tư lệnh” ngành nông nghiệp của tỉnh để đảm đương một nhiệm vụ mới với thời gian khá dài nhưng đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh vẫn luôn đau đáu với chuyện “cây”, “con”. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi cho đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế của tỉnh ta vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhìn vào những thành quả mà ngành nông nghiệp đem lại ở thời điểm hiện tại đồng chí Hoàng Văn Tứ khảng khái nhận định: Đã có những bước tiến dài, bước đầu đã chọn được cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, kinh doanh. Từ manh mún, rời rạc nay đã hình thành được một số vùng sản xuất chuyên canh như vùng mía, vùng bưởi, vùng cam, vùng nhãn, vùng rau an toàn... và những cánh đồng thu nhập cao. Đã có những trang trại với quy mô lớn, công nghệ cao chăn nuôi tới hàng ngàn con gia súc, gia cầm. Điều quan trọng là sản phẩm nông nghiệp của Hòa Bình đã tìm được chỗ đứng trên thị trường rộng lớn là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN& PTNT khắc họa rõ nét hơn sự chuyển biến của nền nông nghiệp tỉnh. Năm 2015 có thể coi là một năm hết sức khó khăn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh mà nguyên nhân chính là do thiên tai, địch họa. Vụ mùa, hè - thu, người nông dân khốn đốn với việc cấy, trồng vì hạn hán. Đến trung tuần tháng 9, do ảnh hưởng bởi trận mưa lũ lịch sử, gây thiệt hại 5.648 ha lúa, 4.452 ha hoa màu, 2.914 ha cây ăn quả, 12.466 con gia cầm và 3.031 con gia súc bị chết ngập và nước cuốn trôi. Diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại 178 ha, chìm, hư hỏng 5 lồng cá và 7 chiếc thuyền, trong đó có 5 thuyền máy... Tuy vậy, về tổng thể, năm 2015, ngành NN&PTNT vẫn giành được những kết quả nổi bật là: Giá trị sản xuất hiện hành đạt 11,27 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5%, vượt 0,5% kế hoạch (trong đó, nông nghiệp tăng 3,7%, lâm nghiệp tăng 6,0%, thủy sản tăng 13,2%). Riêng lĩnh vực trồng trọt đã tạo được sự chuyển biến rõ nét. Nhờ áp dụng KH-KT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần làm cho giá trị sản xuất hàng năm tăng từ 4% trở lên. Đến năm 2015 đạt 104,4 triệu đồng/ha/năm, cao hơn bình quân cả nước khoảng 20% và thuộc diện đứng đầu các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Với sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách của T.ư, của tỉnh đã bắt đầu triển khai hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình MTQG xây dựng NTM. Đến cuối năm 2015 có 31 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm 2,3% so với năm 2014, vượt 0,12% so với kế hoạch. Tuy chưa nhiều nhưng đã có những tỷ phú làm giàu từ nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Đã có sự chuyển biến nhưng chưa thể hài lòng vì sự chuyển biến ấy chưa đều và cũng chưa thể gọi là bền vững. Phần lớn các hộ nông dân vẫn đang vất vả với việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì và tìm đầu ra cho nông sản. Theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, để giải quyết vấn đề này, trước hết là cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo về quy hoạch, quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để từng bước hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung. Tiếp đó cần quan tâm tới bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản. Lựa chọn và đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù. Tăng cường xây dựng mô hình điểm, chuyển giao KH-KT, áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nông dân. Khuyến khích hợp tác, liên kết từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để thúc đẩy nông nghiệp “cất cánh”.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Cách Hà Nội 38 km, sân golf Phượng Hoàng nằm trên địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), trải rộng trên diện tích 311,7 ha. Với địa hình núi non kỳ vĩ, phong cảnh hữu tình, Phượng Hoàng đã khéo chọn cho mình địa thế đẹp. Vì vậy, nơi đây còn được ví von như “Hạ Long trên đất liền”.
(HBĐT) - Qua 8 năm vận hành chăn nuôi lợn, gà rừng theo mô hình hữu cơ, đến nay, NTC (Công ty CP Phát triển Khoa học kỹ thuật Việt Nam) có 2 cơ sở chăn nuôi chủ lực tại xã Yên Bình (Hà Nội) và Dân Hạ (Kỳ Sơn), quy mô chăn nuôi được xem là lớn nhất Việt Nam với 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng, cung cấp và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, với lợi nhuận hàng năm khoảng 40 tỷ đồng.
(HBĐT) - Bức tranh xây dựng NTM của tỉnh năm 2015 có nhiều khởi sắc với 31 xã về đích. Tỉnh được xếp thứ nhất trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Để bức tranh đó sống động và đẹp đẽ có phần đóng góp không nhỏ của những người nông dân với vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay và cách làm mới, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển GT-VT của vùng, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh ta với Thủ đô Hà Nội qua tuyến đại lộ Thăng Long mở ra cơ hội phát triển đô thị dịch vụ, dọc tuyến của tỉnh ta. Với việc thành lập tổ công tác chuyên trách đặc biệt để chỉ đạo, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đang mang lại hiệu quả tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra. Đây được coi là minh chứng tính hiệu quả của sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh.
(HBĐT) - Mường Chiềng là một điển hình, tại đây, hệ thống đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt... luôn được Nhà nước quan tâm. Những con đường mới được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.
(HBĐT) - Lương Sơn - vùng cửa ngõ của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội để chuẩn bị hành trang tăng tốc cho tương lai. KCN Lương Sơn tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.