Gia đình anh Bùi Văn Điệp, xóm ổ Gà II, xã Đông Lai (Tân Lạc) 

áp dụng thành công mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học.

Gia đình anh Bùi Văn Điệp, xóm ổ Gà II, xã Đông Lai (Tân Lạc) áp dụng thành công mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học.

(HBĐT) - Xử lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi lợn, gà luôn là vấn đề khiến nhiều hộ dân trăn trở. Bằng nỗ lực vượt khó, tinh thần học hỏi, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tự tìm hiểu và mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi lợn bằng đệm lót sinh học. Tuy mới được áp dụng nhưng mô hình đã mang lại hiệu quả, vừa giảm giá thành chi phí chăn nuôi, vừa giải quyết triệt để bài toán ô nhiễm môi trường.

 

Gia đình anh Bùi Văn Điệp ở xóm ổ Gà II, xã Đông Lai có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi lợn. Trung bình mỗi năm, anh xuất 2 lứa, mỗi lứa từ 2  3 tấn lợn thịt. Với số lượng lợn lớn, chất thải nhiều, phát tán mùi hôi, gia đình anh đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm mỗi trường. Đứng trước thực tế đó, anh đã tìm hiểu, tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, về tận tỉnh Nam Định học hỏi kỹ thuật nuôi lợn bằng đệm lót sinh học và triển khai xây dựng 2 gian chuồng, rộng 16 m2 /gian. Anh Điệp cho biết:  Gọi là “đệm” nhưng thực chất là sử dụng nguyên liệu men sinh học Balasa N01, bột ngô, nước, trấu, mùn cưa trộn vào và rải xuống làm nền chuồng. ưu điểm nổi bật của sử dụng đệm lót là phân và nước tiểu của lợn sẽ được thấm vào đệm tạo sự lên men, có khả năng phân hủy mạnh chất hữu cơ, ức chế các vi sinh vật có hại, vì vậy không cần tắm cho lợn, không mất nhiều thời gian dọn vệ sinh chuồng trại, tiết kiệm chi phí chăn nuôi, cho lãi suất cao. Đệm sinh học sau 1 năm sử dụng khí thải ra làm phân bón vườn rất tốt.

 

Đàn lợn nuôi bằng đệm lót có thể khơi dậy bản năng sống hoang dã, thỏa sức đào bới, tăng khả năng sinh trưởng, kháng bệnh. Để đệm được bền cần tránh nước, thường xuyên kiểm tra nền bổ sung kịp thời chế phẩm lót khi đệm bị lún. ở lứa lợn đầu tiên, anh Điệp nuôi thử nghiệm 14 con, trọng lượng gần 10 kg /con, chỉ sau 3 tháng đã xuất bán được trên 1 tấn lợn hơi, thu lãi 14 triệu đồng.

 

Nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi bằng đệm lót sinh học, nhiều hộ dân ở Đông Lai đã tiếp cận và áp dụng công nghệ này vào chăn nuôi. Đồng chí Bùi Văn Don, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Sau khi thấy gia đình anh Điệp và một số hộ áp dụng cách làm này, các hội viên nông dân đã đến tìm hiểu và thấy khá hiệu quả. Chi phí để làm đệm lót không lớn trong khi lại giải quyết được bài toán môi trường. Tuy nhiên, thực tế mô hình này do tự người nông dân mày mò tìm hiểu và áp dụng. Để có thể áp dụng được, chúng tôi phải đi tận Nam Định vừa học hỏi kỹ thuật, vừa mua men của họ. Chính vì vậy, rất mong các ngành hữu quan nghiên cứu và phổ biến rộng rãi mô hình này để người dân có thể áp dụng trong chăn nuôi.

 

Trên địa bàn xã Đồng Lai nói riêng, huyện Tân Lạc nói chung,  nuôi lợn vẫn đang là hướng đi chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Theo thống kê, huyện Tân Lạc hiện có khoảng 45.600 con lợn. Điều đáng nói,  phần lớn các hộ vẫn chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ,  không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi lợn bằng tấm lót sinh học là hướng khắc phục khá hiệu quả, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường nông thôn.

 

 

                                                                                    Đinh Hòa

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục