Nhân dân xã Phú Lai đóng góp ngày công làm giao thông, thủy lợi.

Nhân dân xã Phú Lai đóng góp ngày công làm giao thông, thủy lợi.

(HBĐT) - Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều năm nay, huyện Yên Thủy chú trọng khai thác các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi để phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống dân sinh. Trở lại thăm xã Phú Lai, chúng tôi thấy được sự đổi thay lớn trong diện mạo nông thôn- điều mà mấy năm trước khó có thể hình dung.

 

Đồng chí Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hạ tầng giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng, trường học, trạm xá, nhà văn hóa, điện của xã được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. 5 năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng ở Phú Lai xấp xỉ trăm tỷ đồng. Về giao thông, 100% đường trục xã, liên xã cứng hóa ( gần 4 km), 7,9/9,5 km đường thôn, xóm được cứng hóa, 59,9% đường ngõ xóm sạch và không lầy lội về mùa mưa. Các công trình thủy lợi quan trọng như hồ Quèn Nhà, Đầm Sống, tuyến mương các xóm Đình, Vượng, Sàm, Trung Hòa 1,2  được đầu tư và phát huy 80% năng lực thiết kế, cơ bản bảo đảm đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt. 70% cơ sở vật chất trường học được đầu tư đạt chuẩn quốc gia. 100% hộ được sử dụng điện an toàn. 8/8 xóm có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt văn hóa... Từ sự đầu tư này đã tạo được “cú huých” đưa Phú Lai là trở thành 1/3 xã của Yên Thủy đạt 19 tiêu chí xây dựng NTM.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện được biết:  Yên Thủy là vùng đất vừa xa và còn nhiều khó khăn, luôn hứng chịu sự bất trắc của thiên nhiên, thời tiết khi mà có tới hơn 80% dân số là nông dân, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tới 40% cơ cấu kinh tế. Hạ tầng còn yếu, thiếu đồng bộ, nhất là lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Để giải quyết những khó khăn này, huyện Yên Thủy đã rà soát xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, từng bước cải thiện sản xuất và đời sống của người dân gắn với chương trình xây dựng NTM. Trong giai đoạn 2011-2015, huyện đã đầu tư 150 tỷ đồng cho lĩnh vực giao thông, bê tông hóa được 20 km, duy tu, sửa chữa các tuyến đường trục chính, liên xã được 26 km. Thực hiện xây dựng, nâng cấp một số tuyến đường quan trọng như: Lạc Thịnh - Phú Lai, Đoàn Kết - Yên Trị - Ngọc Lương, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, đường liên xã thị trấn Hàng Trạm- xóm Dom, xã Yên Lạc. Tính đến nay có tỷ lệ đường cứng hóa của huyện đạt 46,6% tổng số km.

 

Đối với hệ thống thủy lợi, huyện đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 30 công trình hồ chứa, bai dâng, 2 công trình đê chắn lũ, kiên cố 73 km kênh mương. Đến nay, hệ thống kênh mương kiên cố hóa đạt 36,6%. Hệ thống thủy lợi được đầu tư đã phát huy hiệu quả, chủ động tưới tiêu cho 34,6% diện tích gieo trồng góp phần hạn chế tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, huyện Yên Thủy đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng điện, cải tạo và xây dựng 6 công trình điện, hoàn thành dự án điện RE II tại 7 xã, bảo đảm 100% hộ dân sử dụng điện quốc gia. Đầu tư xây dựng, sửa chữa, làm mới 33 công trình trường học xây dựng, nâng cấp 4 trạm y tế xã; xây dựng các chợ trung tâm đạt chuẩn NTM…

 

Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Huyện đang tranh thủ các nguồn vốn quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các chương trình, dự án, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tập trung vào các dự án thủy lợi và lĩnh vực giao thông để góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân.

 

                                                                                 

                                                                     Lê Chung

 

 

 

 

Các tin khác

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất năm 2015 thu hút sự quan tâm của trên 1 vạn người trong và ngoài tỉnh.
Chi nhánh NHNN tỉnh luôn đảm bảo kịp thời thanh toán, luân chuyển vốn cho các ngân hàng, TCTD trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tạo đà để nông nghiệp “cất cánh”

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện có khoảng 70 vạn dân, ứng với 86% dân số của tỉnh sống ở vùng nông thôn, 48 vạn dân, tương ứng với 87% cơ cấu lao động trực tiếp làm nông nghiệp. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong ứng dụng tiến bộ KH-KT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm... Tuy nhiên, theo sự nhìn nhận, đánh giá của các nhà hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh thì nông nghiệp tỉnh ta cần có sự tác động mạnh mẽ hơn nữa để tạo đà “cất cánh”.

 Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển KTXH địa phương

(HBĐT) - Nhờ có đường quốc lộ 15 chạy qua, dân cư lại khá tập trung nên xã Vạn Mai (Mai Châu) có nhiều thuận lợi trong xây dựng NTM. Đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí và đặt mục tiêu đến năm 2020 về đích.

Hướng dẫn thời gian thẩm định dự án đầu tư công

(HBĐT) - Nghị định số 136/2015/NĐ-CP quy định về thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công như sau:

Xã Gia Mô - giảm nghèo nhanh nhờ Dự án Giảm nghèo

(HBĐT) - So với 2 xã vùng sâu khác của huyện Tân Lạc là Lỗ Sơn và Do Nhân, trước đây xã Gia Mô khó khăn hơn cả về điều kiện canh tác, đời sống của người dân. Tuy nhiên hiện tại, sản xuất nông nghiệp của xã đã có bước tiến mới, mức hưởng thụ của bà con được nâng lên. Những kết quả này nhờ sự tác động không nhỏ của Dự án Giảm nghèo giai đoạn II.

Vùng đất khó sinh sôi

(HBĐT) - Nắng xuân chan hòa, chồi non, lộc biếc, hạnh phúc lan tỏa trong từng xóm làng, đồng đất xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Những người nông dân cần mẫn vun trồng rau màu trên cánh đồng tít tắp. Họ trồng hoa, trồng bưởi, chăn nuôi có của ăn, của để. Cắt những trái bưởi Diễn căng tròn, vàng ươm mời khách thưởng thức, ông Vũ Xuân Anh, xóm Đại Đồng, một hộ thành công từ trồng bưởi chia sẻ: Năm nay thời tiết không thuận, đầu mùa hạn nặng, tiếp đến lại mưa, năng suất bưởi - một trong những cây trồng chủ lực của Ngọc Lương bị sụt giảm. Bù lại, giá bưởi dịp áp Tết tại vườn cũng khá hơn năm ngoái, giao động từ 30.000 - 40.000 đồng/quả. Nhiều gia đình xóm Đại Đồng có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ bán bưởi quả và bưởi giống như hộ các ông: Lê Trần Trịnh, Phạm Dũng, Kiều Bá Nam...

Phượng Hoàng trên đà “cất cánh”

(HBĐT) - Cách Hà Nội 38 km, sân golf Phượng Hoàng nằm trên địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), trải rộng trên diện tích 311,7 ha. Với địa hình núi non kỳ vĩ, phong cảnh hữu tình, Phượng Hoàng đã khéo chọn cho mình địa thế đẹp. Vì vậy, nơi đây còn được ví von như “Hạ Long trên đất liền”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục