Các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến (Kim Bôi)  kiểm tra hàng hóa trước khi cung ứng cho người dân.

Các thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến (Kim Bôi) kiểm tra hàng hóa trước khi cung ứng cho người dân.

(HBĐT) - “Chúng tôi là những người nông dân chân lấm, tay bùn có chung nguyện vọng đổi mới cách làm ăn nên đã tụ hội lại. Mới ở bước khởi đầu nhưng thực sự thấy vui, khí thế, mọi người cùng phát huy tinh thần sáng tạo, hiến kế, hiến công mong SX-KD thành công”-Anh Nguyễn Văn Thách, xóm Cháo 2, xã Kim Tiến (Kim Bôi) giới thiệu như vậy về HTX Dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến mà anh và những người bạn cùng chung chí hướng đang thực hiện.

 

Từ nền ý tưởng “Buôn có bạn, bán có phường”

 

Xã Kim Tiến cách thị trấn Bo (Kim Bôi) chừng 2 km, là xã giáp ranh nơi phố thị nên khi thực hiện chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã Kim Tiến đã xin bỏ qua tiêu chí số 7 (tiêu chí về chợ nông thôn). Tuy vậy, không phải bất cứ lúc nào và cần bất cứ cái gì người dân cũng có thể ào ra chợ để mua, nhất là những thứ cần cho cơ nghiệp của nhà nông. Nhận định rõ điều này, anh Thách đã nảy ra ý tưởng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của gia đình sang các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với địa thế thuận lợi, sẵn lưng vốn và khả năng kinh doanh, anh Thách hướng cái nhìn rộng hơn, xa hơn: Làm gì đó để huy động được nhiều người tham gia và nhiều người khác cùng được hưởng lợi, như vậy, công việc, cuộc sống sẽ thêm phần ý nghĩa. Đã từng làm chủ cả hệ thống lò gạch thủ công ở Kim Tiến rồi chuyển sang kinh doanh vật liệu xây dựng và hiện tại, gia đình đang có đại lý kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hơn ai hết, anh Thách hiểu rõ ý nghĩa câu thành ngữ “Buôn có bạn, bán có phường” và anh quyết định: Tập hợp những người bạn đề xuất phương án làm ăn theo mô hình kinh tế tập thể. ý tưởng được đưa ra đã thu hút sự quan tâm và đồng tình hưởng ứng của 12 thành viên. Tất cả đều là những nhà nông SX-KD giỏi trong xã. Chụm đầu lại tham khảo, học hỏi cách thức làm ăn rồi làm hồ sơ, thủ tục thành lập HTX. Đến tháng 2/2015, HTX dịch vụ nông nghiệp Kim Tiến chính thức được thành lập, tháng 8/2015 đi vào hoạt động kinh doanh.

 

Bước khởi đầu suôn sẻ

 

Có thể nói như vậy bởi ngay từ vụ làm ăn đầu tiên, HTX đã cung ứng được trên 80% giống, phân bón cho nông dân trong xã phục vụ cho vụ đông - xuân (2015 - 2016). Sở dĩ mới khai trương mà HTX đã cung ứng được lượng hàng lớn như vậy là bởi nhiều yếu tố mà điều kiện đầu tiên là vấn đề giá cả và niềm tin của người dân. Trước hết là về giá cả: Khi đã có tư cách pháp nhân, HTX có thể đăng ký hợp đồng mua bán với số lượng lớn, giá rẻ, theo đó cũng có thể bán cho bà con với mức giá hạ hơn thị trường. Theo anh Thách, giống do HTX cung ứng rẻ hơn 1.000 đồng/kg, giá phân bón rẻ hơn 300 - 500 đồng/kg so với thị trường. Hiện tại, HTX ký hợp đồng mua bán với Công ty TNHH giống cây trồng và vật tư nông nghiệp Hòa Bình, vì vậy, nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng được đảm bảo, tạo lòng tin với nông dân. Bên cạnh đó, 70% bà con mua giống, phân bón theo hình thức trả chậm. Cách làm này của HTX trước hết là để tạo chữ tín với nông dân nên mặc dù gặp không ít khó khăn về vốn nhưng cũng tạm được coi là bước khởi đầu suôn sẻ.

 

... Và niềm tin ở ngày mai

 

Để giúp tôi rõ hơn về phương châm, định hướng hoạt động của HTX, anh Bùi Văn Thủy, xóm Đồi 2, xã Kim Tiến (một thành viên của HTX) đưa tôi thăm quan cánh đồng màu mỡ và không khí hối hả của bà con đang vào vụ cấy. Qua câu chuyện, anh hé lộ: Tiến tới HTX sẽ mở rộng ngành nghề SX-KD, không chỉ gói gọn trong hoạt động  dịch vụ nông nghiệp mà còn hướng tới cung ứng dịch vụ vận tải, phụ tùng kiêm sửa chữa máy móc khi bà con có nhu cầu. Hiện tại, HTX nhận thầu với UBND xã điều tiết nước sạch (bao gồm vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng 2 công trình nước sạch trị giá hàng chục tỷ đồng để đưa nước sạch đến 100% hộ dân trong xã). Sẽ tăng cường học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để cùng nhau phát triển kinh tế. Thu nhận thêm thành viên thực hiện dồn điền, đổi thửa thành những cánh đồng mẫu lớn để phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Trước mắt sẽ thuê khoảng 10 - 20 ha đất để trồng cam, bưởi.

 

Tất cả mới chỉ là dự định  nhưng đó là dự định được tích   hợp từ những người miệng nói, tay làm, những người đã có vốn liếng là kinh nghiệm SX-KD phát triển kinh tế hộ. Góp sức người, sức  của và trí tuệ tập thể, các thành viên HTX dịch vụ Kim Tiến đã vững vàng một niềm tin: Sẽ thành công với mô hình kinh tế tập thể, đem lại luồng gió mới, sắc diện mới cho xã.

 

 

                                                                       Thúy Hằng

 

 

Các tin khác

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình anh Bùi Văn Tuấn, xóm Hồng Vân, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư vào trồng cam ổn định cuộc sống.
Không có hình ảnh
Nhà máy cháo sen Bát Bảo Minh Trung (khu công nghiệp Lương Sơn) đầu tư dây chuyền hiện đại nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. (Ảnh V.H).
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững

HBĐT) - Cùng lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý. Đón tiếp chúng tôi, ông Hà chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ kinh doanh đồ gỗ dân dụng. Đến năm 2013, gia đình thành lập Công ty TNHH MTV Hà Cường Phát với ngành nghề xây dựng cơ bản, kinh doanh đồ sắt, gỗ dân dụng. Công ty có doanh thu 6 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho từ 30- 40 lao động trên địa bàn với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/ tháng”.

Cá lồng – Tiềm năng đang được đánh thức

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình từ lâu được ví như một “Hạ Long trên cạn” với những đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ. Hồ có chiều dài trên 70 km, trải rộng trên địa bàn gần 20 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Tổng diện tích mặt hồ vào khoảng 2.250 km2 với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.

HTX Dân Chủ thay đổi để lấy lại niềm tin của xã viên và nông dân

(HBĐT) - Khu ruộng 5% của xã Dân Chủ cho HTX thuê được quy hoạch gọn gàng. Nông dân, xã viên miệt mài lao động, chỗ xới đất, đánh gốc, tra phân, chỗ trồng gừng, trồng và chăm sóc chuối Thái Lan. Dừng tay chỉ đạo nông dân thực hiện các quy trình sản xuất trồng, chăm sóc chuối, Giám đốc HTX Phạm Văn Nhường cho biết: Nằm trong thực trạng chung của các HTX toàn tỉnh, mươi năm về trước, HTX hoạt động không hiệu quả, xã viên và người nông dân mất niềm tin vào mô hình HTX. Từ khi chuyển đổi theo Luật mới, HTX Dân Chủ đã tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu lấy lại niềm tin của bà con nông dân, vươn lên thành HTX dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2015 và đang đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.560 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm 0,37% so với tháng trước. Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Bính Thân nên so với tháng 1, các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chỉ số giảm (khai khoáng giảm 31,91%; công nghiệp chế biến giảm 10,87%).

Quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong - địa chỉ tin cậy của khách hàng

(HBĐT) - Những năm gần đây, để phát triển, mở rộng sản xuất, ông Bùi Văn Tiến ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) sử dụng nguồn vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong. Với sự “tiếp sức” của vốn tín dụng, gia đình ông đã giải quyết được những khó khăn trong đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ thu hoạch. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong cũng là khách hàng thường niên vay vốn tại quỹ tín dụng. Hàng năm, sau mỗi kỳ đầu tư cho sản xuất, đời sống kinh tế của gia đình ông Mạnh khấm khá hơn.

Xã Hợp Kim khắc phục khó khăn phát triển KT-XH

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm xã Hợp Kim (Kim Bôi) vào những ngày đầu năm 2016. Bên chén trà nóng mời khách, đồng chí Bùi Duy Hương, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Xã Hợp Kim chỉ có 3 xóm là Trò, Mến Bôi và Gò Chè với 680 hộ, 2.800 nhân khẩu. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đời sống người dân trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục