Nông dân xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) phát triển mô hình trồng cây chùm ngây bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá.
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2011-2015, TP Hòa Bình đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở các xã. Ngoài đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, việc phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, củng cố quan hệ sản xuất và giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đây cũng là giải pháp quan trọng thúc đẩy hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn.
Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh áp dụng KH -KT tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả giá trị thu nhập trên diện tích canh tác. Giá trị ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản năm 2011 đạt 212, 2 tỷ đồng; năm 2015 đạt 235, 1 tỷ đồng; giá trị sản xuất đạt 70 triệu đồng /ha/năm, một số mô hình đạt trên 100 triệu đồng /ha/năm. UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện các dự án, mô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, hỗ trợ từ ngân sách trên 2, 2 tỷ đồng cho các xã thực hiện 37 mô hình sản xuất gồm các mô hình trồng rau xanh định hướng rau an toàn, trồng và khảo nghiệm cây cam, nuôi hươu, cá...
Công tác đào tạo, hỗ trợ phát triển cho lao động cũng đạt được kết quả nhất định góp phần chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong 5 năm, đã tổ chức được 98 lớp dạy nghề cho trên 4.500 lượt học viên, các ngành nghề được đào tạo như: may công nghiệp, chổi chít, mây- tre đan, trồng rau an toàn... Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 95%. Ngoài ra, thành phố đã thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất về giống lúa, giống ngô, thuốc BVTV. Kết quả phát triển sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn TP Hòa Bình đã thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2015 đạt 28, 6 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,74%. Qua đánh giá, hết năm 2015, 100% xã đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo. Có 3 xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi đạt chuẩn NTM.
Tuy nhiên, trong phát triển sản xuất trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 vẫn còn một số hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất thấp, không tạo ra sản phẩm với quy mô hàng hóa lớn, khó thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến. Liên kết phát triển sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều, kém bền vững, hợp tác giữa các vùng sản xuất còn rời rạc, chưa hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu đồng bộ, đặc biệt là thủy lợi và giao thông nội đồng. Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn chưa có chuyển biến tích cực, kinh tế trang trại phát triển chậm, chưa phát huy lợi thế diện tích đất lâm nghiệp của địa phương.
Đồng chí Nguyễn Hữu Cường, Trưởng phòng Kinh tế TP Hòa Bình cho biết: Để tạo đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới, UBND TP Hòa Bình tập trung chỉ đạo các xã, phường xác định đúng vai trò nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp toàn diện, nhanh chóng và bền vững góp phần vào xây dựng NTM. Các xã, phường quan tâm xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất, trong đó, chú trọng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
Hải Linh
(HBĐT) - Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng khoảng 11.600 ha cây trồng các loại bao gồm 3.500 ha lúa và 8.100 ha màu. Tính đến ngày 5/3, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã cơ bản gieo cấy xong lúa chiêm xuân với tổng diện tích gần 3.500 ha (đạt 100% kế hoạch).
(HBĐT) - Trong thời gian qua, nhất là trong năm 2015, HTX sản xuất Dịch vụ Quất Lâm , xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã phát huy nội lực, tìm hướng phát triển bền vững. Ngoài không ngừng gia tăng các sản phẩm, dịch vụ, HTX còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động tại chỗ.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 523,7 tỷ đồng cho 34 địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2016 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2015 - 2016. Trong đó, tỉnh Hoà Bình được hỗ trợ 16,2 tỷ đồng.
(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác. Đây là giải pháp trọng tâm được huyện Yên Thủy xác định sẽ chú trọng thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tạo bước đột phá thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương.
(HBĐT) - Trong tháng 2, TP Hoà Bình có nguồn vốn đầu tư phát triển ước đạt 184,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 12,36%.
(HBĐT) - Là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, Đồng Môn (Lạc Thủy) được đánh giá là một trong những xã có xuất phát điểm thấp khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Tuy nhiên với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Đồng Môn đã từng bước tháo gỡ khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM.