Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn đã cơ bản hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ trồng màu vụ xuân năm 2016.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng khoảng 11.600 ha cây trồng các loại bao gồm 3.500 ha lúa và 8.100 ha màu. Tính đến ngày 5/3, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã cơ bản gieo cấy xong lúa chiêm xuân với tổng diện tích gần 3.500 ha (đạt 100% kế hoạch).
Trong đó, diện tích cấy lúa lai đạt gần 1.110 ha, diện tích cấy lúa thuần khoảng 1.942 ha, còn lại là các giống lúa khác và lúa nếp. Đáng ghi nhận là nhờ tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ và áp dụng đúng các biện pháp bảo vệ mạ nên trong các đợt rét đậm, rét hại kéo dài thời gian qua, nông dân huyện Lạc Sơn đã bảo vệ được diện tích mạ đã gieo. Qua các đợt rét, toàn huyện chỉ có khoảng 37 ha lúa đã cấy bị chết rét nhưng ngay sau Tết Nguyên đán, toàn bộ diện tích này đã được gieo cấy bổ sung kịp thời.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn nhấn mạnh: Để hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong vụ, yếu tố quan trọng hàng đầu được chú trọng là đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất. So với trung bình nhiều năm, mực nước ở các hồ, đập năm nay thấp hơn, các bai tự chảy lượng nước ở mức trung bình nên đòi hỏi các xã phải sử dụng tiết kiệm nước và chủ động các phương án chống hạn. Trước áp lực lớn về nước tưới, ngay từ đầu vụ, huyện Lạc Sơn đã tăng cường quản lý nguồn nước tại hệ thống hồ đập, chủ động điều tiết nước hợp lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tháo nước bắt cá ở các hồ, đập, nhờ đó, đảm bảo đủ nước phục vụ làm đất cấy lúa, trồng màu.
Cùng với nỗ lực hoàn thành gieo cấy lúa đúng thời vụ và đạt kế hoạch về diện tích, nông dân huyện Lạc Sơn đang đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây màu, phấn đấu xong trước ngày 15/3. Cũng như mọi năm, cơ cấu cây màu vụ chiêm - xuân năm nay tiếp tục tập trung vào các loại cây truyền thống như ngô 2.500 ha, khoai lang 500 ha, mía 1.100 ha, lạc 180 ha, rau 800 ha, đậu thực phẩm 500 ha, cây hàng năm khác 220 ha Đây là các loại cây có khả năng chịu hạn cao hơn cây lúa nên được huyện khuyến khích mở rộng sản xuất thay thế cây lúa để phù hợp với nguồn nước hiện có, hạn chế thấp hơn tình trạng thiếu nước sản xuất, nhất là tình trạng hạn cuối vụ thường xảy ra những năm gần đây làm giảm rõ rệt hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Theo phòng NN&PTNT huyện, ngay sau khi hoàn thành kế hoạch gieo trồng, các xã, thị trấn chuyển trọng tâm sang công tác thủy lợi và BVTV. Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây lúa đã cấy đang được bà con tập trung thực hiện như bón phân, làm cỏ, sục bùn Đặc biệt, các biện pháp phòng - chống sâu bệnh hại cây trồng sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới để đảm bảo điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt cho cây trồng, góp phần hiện thực hóa quyết tâm đạt được thành quả cao nhất trong sản xuất vụ chiêm - xuân 2016.
Thu Trang
(HBĐT) - Là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, Đồng Môn (Lạc Thủy) được đánh giá là một trong những xã có xuất phát điểm thấp khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Tuy nhiên với sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Đồng Môn đã từng bước tháo gỡ khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM.
(HBĐT) - Chỉ cần 300.000 đồng/người góp vốn sẽ là thành viên của HTX nông nghiệp bản Dao (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình). Khi đó, các xã viên được sử dụng nhiều dịch vụ ưu đãi, phù hợp trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với các hộ kinh tế còn khó khăn ở bản Đồng Chụa, HTX nông nghiệp bản Dao đã và đang là “điểm tựa” để người dân vươn lên xóa đói nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - ông Nguyễn Xuân Đoài (Lạc Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa phải tuân thủ các điều kiện gì?
(HBĐT) - Từ ngày 15/2/2016, Thông tư số 50/2015 /TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại bắt đầu có hiệu lực.
(HBĐT) - Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn, trụ sở tại thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) được thành lập cuối năm 2014, chính thức đi vào hoạt động năm 2015. Địa bàn hoạt động tại 5 xã vùng nam huyện Lương Sơn: Cao Dương, Thanh Lương, Hợp Thanh, Tân Thành, Hợp Châu. Ngành nghề của HTX theo giấy chứng nhận đăng ký: cung ứng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp; duy tu, bảo dưỡng định kỳ hàng năm các công trình; sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; phòng, chống hạn, úng; hợp đồng tưới tiêu với các hộ dùng nước. Tuy nhiên, qua 1 năm hoạt động, HTX chỉ mới thực hiện việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Phúc Sạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Người dân đa phần là dân tộc thiểu số. Thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2015 khoảng 25%, hộ cận nghèo trên 38%. Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ giúp đỡ xã Phúc Sạn, trong những năm qua, cán bộ, công chức Kho Bạc Nhà nước tỉnh thống nhất cao trong nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai giúp đỡ xã. Qua đó, đơn vị chủ động, tích cực triển khai, thực hiện các biện pháp cụ thể, hiệu quả, bước đầu đem lại kết quả nhất định.