Từng là đồng đội và chỉ trở thành thầy của các trò Bùi Thị Thu Thảo, Vũ Thị Mến... được ít năm nay, mối quan hệ giữa huấn luyện viên tổ nhảy của đội tuyển điền kinh quốc gia Nguyễn Mạnh Hiếu với các trò luôn khăng khít. Dù có cả những thuận lợi và không ít khó khăn, song họ sẵn sàng vượt qua để nhắm đến mục tiêu thi đấu thành công tại SEA Games 30-2019 và đạt chuẩn tham dự Olympic năm 2020.

Không phải ngẫu nhiên trong danh sách đề cử huấn luyện viên xuất sắc năm 2018 có tên huấn luyện viên Nguyễn Mạnh Hiếu. Dưới sự dẫn dắt của vị huấn luyện viên trẻ này, trò Bùi Thị Thu Thảo đã giành 2 Huy chương vàng danh giá ở đấu trường châu lục, lần lượt ở Giải vô địch trẻ châu Á và ASIAD 18-2018 nội dung nhảy xa nữ, còn trò Vũ Thị Mến giành 1 Huy chương đồng nội dung nhảy ba bước nữ tại ASIAD 18. Đó thực sự là những kết quả thi đấu làm nức lòng người hâm mộ môn thể thao nữ hoàng - biểu trưng rõ nhất cho tinh thần thể thao Olympic nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn. Đáng chú ý, thành tích của tổ nhảy cho thấy sự tăng tiến về thành tích và ổn định về phong độ của vận động viên theo đúng giáo án huấn luyện đề ra. Trước đó 1 năm, tại SEA Games 29 năm 2017, tổ nhảy cũng đã góp 3 Huy chương vàng trong tổng số 4 nội dung thi đấu nhảy (nhảy xa, nhảy 3 bước nam, nữ) ở đấu trường khu vực, góp phần đưa điền kinh Việt Nam lên ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
 

Huấn luyện viên Nguyễn Mạnh Hiếu, trò Bùi Thị Thu Thảo (ngoài cùng, bên trái) cùng các vận động viên đội tuyển điền kinh quốc gia. Ảnh: Thu Minh



Trẻ trung, khiêm tốn và giản dị, Nguyễn Mạnh Hiếu tạo cảm giác thoải mái cho bất cứ ai mới gặp. Thầy Hiếu cười hiền vậy nhưng lại rất có uy. Còn nhớ trước thềm ASIAD 18, khi phóng viên ngỏ ý phỏng vấn vận động viên Bùi Thị Thu Thảo sau giờ tập, cô gái Ba Vì nổi tiếng nhắc nhỏ: "Chị hỏi ý kiến thầy em chưa? Chỉ khi thầy đồng ý thì em mới gặp gỡ báo chí". Có thể cảm nhận rõ sự tôn trọng và tình cảm yêu quý các trò trong tổ nhảy dành cho người thầy chỉ cách nay vài năm từng là đồng đội của họ.

"Làm thầy của những trò trước vốn là đồng đội, cùng lứa với nhau - có khó không?". Trả lời câu hỏi này của phóng viên Báo Hànộimới, huấn luyện viên Nguyễn Mạnh Hiếu chia sẻ: "Có cái khó, nhưng cũng có thuận lợi. Tôi hiểu rõ con người, gia đình, ngay cả những chuyện riêng mà bình thường các em rất khó bộc bạch với huấn luyện viên. Tôi là thầy, nhưng cũng là bạn, nên có vấn đề gì các em cũng chia sẻ để thầy trò cùng tìm giải pháp tháo gỡ. Cả thầy và trò đều chung niềm đam mê thể thao, đều đã trải qua quá trình khổ luyện nên biết thông cảm, động viên nhau nhiều hơn và vai trò của tôi là phải tìm mọi giải pháp hỗ trợ các em nâng cao chỉ số thành tích chuyên môn trong tập luyện và thi đấu".

Khi còn làm vận động viên, Nguyễn Mạnh Hiếu từng giành huy chương nội dung nhảy 3 bước ở Giải Điền kinh trẻ vô địch châu Á. Sau khi huấn luyện viên Nguyễn Trọng Hổ - thầy của cả Hiếu và Thảo chuyển sang công tác quản lý vào năm 2014, Nguyễn Mạnh Hiếu chính thức tiếp nối nhiệm vụ huấn luyện được thầy Hổ chuyển giao ở tổ nhảy đội tuyển điền kinh quốc gia. 

Theo đuổi nghiệp huấn luyện viên, Nguyễn Mạnh Hiếu phải tranh thủ từng chút thời gian quý giá dành cho gia đình của mình. Quanh năm làm việc tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội, gắn bó với các trò trên các đường chạy, khu tập thể lực và các hố nhảy mỗi ngày, Nguyễn Mạnh Hiếu may mắn có được sự hậu thuẫn vững chắc từ gia đình làm điểm tựa cho anh hoàn thành nhiệm vụ. 
Mừng vì có một tập thể gắn kết, thầy trò đồng lòng, nhưng vị huấn luyện viên trẻ vẫn thoáng chút băn khoăn: "Vấn đề lớn nhất của chúng ta hiện nay là lực lượng được gọi lên tuyển quốc gia còn "mỏng" quá. Với riêng điền kinh, ngoại trừ nội dung chạy tiếp sức, còn lại hầu hết chỉ có 2 vận động viên cho mỗi nội dung thi đấu. Trong khi đó, thông thường mỗi nội dung thế mạnh cần có tối thiểu từ 4 đến 5 vận động viên mới bảo đảm sự ổn định và thuận lợi trong tuyển chọn và thi đấu".

Trăn trở còn nhiều, nhưng sau thành công tại ASIAD 18, Nguyễn Mạnh Hiếu cùng những học trò của mình lại gạt mọi khó khăn, chung sức bước vào chu kỳ huấn luyện mới, nhắm đến mục tiêu thi đấu thành công tại SEA Games 30-2019 và đạt chuẩn tham dự Olympic năm 2020.

 

                     TheoHanoimoi

Các tin khác


Thể thao Việt Nam quyết hoàn thành mục tiêu "gặt vàng" từ các môn Olympic

Đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu giành từ 2 - 5 huy chương vàng tại Ðại hội thể thao châu Á (ASIAD) lần thứ 19. Hiện tại, chúng ta mới chỉ có được 1 huy chương Vàng đến từ môn bắn súng của xạ thủ Phạm Quang Huy (10m súng ngắn hơi nam) và mọi thứ đang được kỳ vọng từ nhóm những môn trọng điểm.

ASIAD 2023: Xạ thủ Trịnh Thu Vinh không thể giành huy chương

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh, niềm hy vọng vàng của Đoàn Thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 29/9 tại ASIAD 2023 đã thi đấu không thành công, nằm ngoài nhóm giành huy chương bắn súng nội dung 10m súng ngắn hơi nữ.

ASIAD 2023: Hàn Quốc thể hiện vị thế hàng đầu ở môn thể thao điện tử

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc đang nỗ lực thể hiện vị thế là một cường quốc thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2023) đang diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc. Các game thủ nước này đang thi đấu tốt ở bộ môn thể thao điện tử (esports) lần đầu tiên được đưa vào danh sách các môn tranh tài chính thức tại ASIAD.

94 vận động viên tranh tài tại giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/9, Sở VH-TT&DL tổ chức giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023. 94 vận động viên (VĐV) của 10 huyện, thành phố tranh tài ở 2 nội dung với 23 bộ huy chương: 8 bộ huy chương ở nội dung trẻ, 15 bộ huy chương ở nội dung vô địch.

Xạ thủ Phạm Quang Huy được thưởng 695 triệu đồng

Ngay sau khi giành HCV cho bắn súng Việt Nam tại Asiad 19, xạ thủ Phạm Quang Huy được nhận khoản thưởng 695 triệu đồng.

Asiad 19 ngày 28-9: Xạ thủ Quang Huy mang HCV đầu tiên về cho Việt Nam

Sáng 28-9, xạ thủ Phạm Quang Huy đã xuất sắc đoạt HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại Asiad 19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục