Vận động viên điền kinh Vũ Thị Hương

Vận động viên điền kinh Vũ Thị Hương

Ngay từ cuối năm ngoái, danh sách 62 tuyển thủ ở 22 môn và phân môn có khả năng giành huy chương cho thể thao nước nhà tại Ðại hội thể thao châu Á (ASIAD) 2010 đã được ngành thể thao xác định để đưa vào diện đầu tư đặc biệt. Có điều, đến tận bây giờ, điều khác biệt duy nhất dành cho các gương mặt xuất sắc này vẫn chỉ là việc chuẩn bị nâng chế độ dinh dưỡng thêm 80 nghìn đồng/người/ngày trong thời gian hai tháng, từ nguồn hỗ trợ của Ủy ban Olympic Việt Nam.

 
62 nhân tố chủ chốt


Dù số lượng VÐV Việt Nam dự ASIAD vào tháng 12 tới có thể lên 300, nhưng thực tế những hy vọng tranh chấp huy chương chỉ đặt vào 62 trụ cột của 22 môn, phân môn. Trong đó, những tuyển thủ đủ sức gánh vác mục tiêu từ bốn tới sáu HCV mà ngành thể thao đặt ra chỉ trên dưới 10 người.


Ðó chính là "bộ mặt đỉnh cao" của thể thao nước nhà, đã được tập hợp qua việc rà soát, đánh giá kỹ lưỡng từ các bộ môn để tạo thành một bản danh sách chung chính thức từ cuối năm ngoái. Ai cũng hiểu, muốn có thành tích tốt, đương nhiên phải sớm tập trung đầu tư tốt cho chính 62 mũi nhọn này. Lãnh đạo ngành Thể thao Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định chắc nịch chủ trương và quyết tâm đó để bảo đảm cho thành công của "chiến dịch" ASIAD, xóa đi nỗi buồn thất bát của kỳ Ðại hội bốn năm trước (khi đoàn Việt Nam chỉ giành được ba HCV). Thậm chí, một số tuyển thủ ưu tú hàng đầu còn được cam kết tạo điều kiện tối đa cho "xuất ngoại" sang những trung tâm tốt nhất thế giới tập huấn dài hạn.


Sáu tháng phí hoài


Từ bản danh sách và đường hướng tới thực tế cuối cùng lại là một khoảng cách quá xa, minh chứng cụ thể là việc 62 nhân tố ASIAD kể trên đã mất sáu tháng trời coi như chỉ tập luyện, rèn giũa mang nặng tính cầm chừng và nửa vời. Ngành thể thao đã sớm tập trung họ lên ÐTQG, hầu hết ngay từ tháng 1-2010, số ít muộn hơn cũng ngay sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, chương trình tập huấn vẫn chỉ dập khuôn theo nếp cũ. Vẫn hệt như những cuộc chuẩn bị cho SEA Games, nặng về số lượng đầu môn và VÐV chứ không có thêm bất cứ ưu tiên gì, từ dinh dưỡng, thuốc men, trang thiết bị dụng cụ, cho đến tập huấn, thi đấu cọ xát quốc tế...


Theo nhiều HLV, VÐV, sáu tháng vừa qua chỉ có thể xem là giai đoạn khởi động, giữ nhịp. Muốn cố gắng, tăng tốc sớm cũng không nổi, vì thiếu các điều kiện đi kèm. Ðó là một lề lối cũ, khi guồng máy chỉ thật sự chuyển động vài tháng trước đại hội. Một thực trạng đáng báo động, nhất là đối với những môn đòi hỏi quá trình tích lũy lâu dài, bởi thời gian chuẩn bị cho ASIAD chỉ còn bốn tháng.


Vũ Thị Hương, người được kỳ vọng mang về tấm huy chương đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại Á vận hội tới, là một thí dụ tiêu biểu. Mới đây, chị đã thất bại nặng nề tại giải Grand Prix châu Á, thành tích thua xa sức chạy bình thường của mình, văng ra khỏi nhóm giành huy chương ở cả ba vòng.


Vẫn chỉ là sự hỗ trợ


Có phần muộn màng, nhưng quyết định của Ủy ban Olympic Việt Nam trích gần 300 triệu đồng để nâng tiền ăn cho 62 tuyển thủ trọng điểm thêm 80 nghìn đồng/người/ ngày trong vòng hai tháng trước Ðại hội cũng là đáng quý, và góp phần tích cực vào việc chăm sóc cho những niềm hy vọng huy chương của thể thao nước nhà.


Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một vấn đề phụ, mang tính hỗ trợ chứ không phải là một giải pháp đầu tư đích thực. Việc hỗ trợ này chỉ xuất hiện hai tháng trước ASIAD (từ tháng 9) khi mà các tuyển thủ đã bắt đầu phải bước vào giai đoạn hoàn thiện, về đích, với nhu cầu và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp. Quan trọng hơn, nâng dinh dưỡng không thể thay thế cho những yêu cầu quyết định về tập huấn, thi đấu cọ xát quốc tế, y tế thuốc men...


Thời gian không chờ đợi nữa. Hiện thực đang đòi hỏi việc triển khai ngay một kế hoạch hoàn chỉnh và thống nhất, với đầy đủ các biện pháp chuyên biệt đầu tư cho 62 tuyển thủ mang "sứ mệnh huy chương" ASIAD.
 
 
                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Các tuyển thủ U23 Việt Nam cạnh tranh tích cực cho danh sách chính thức

Sau khi ổn định sinh hoạt tại nơi đóng quân mới, đội tuyển U23 Việt Nam đã trở lại sân tập để tiếp tục hoàn thiện bước chuẩn bị cuối cùng cho Vòng chung kết U23 châu Á 2024. Các cầu thủ nỗ lực thể hiện bản thân để được chọn vào danh sách 23 cầu thủ tham dự chính thức giải đấu.

Huyện Tân Lạc giành giải nhất toàn đoàn Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy trẻ - vô địch tỉnh năm 2024

Từ ngày 12 - 15/4, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy trẻ - vô địch tỉnh năm 2024.

Hấp dẫn Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố Hòa Bình

Chặng 3 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 36, năm 2024 có chủ đề "Non sông liền một dải – Niềm tin chiến thắng” vừa được tổ chức thành công tại TP Hoà Bình. Sự kiện nhằm hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 và chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Trên 400 vận động viên tranh tài Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy trẻ - vô địch tỉnh năm 2024

Sáng 12/4, tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy trẻ - vô địch tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là giải thể thao truyền thống được tỉnh tổ chức hàng năm. Giải thu hút trên 400 vận động viên đến từ 10 huyện, thành phố, tranh tài 33 bộ huy chương.

Thể thao Việt Nam tăng tốc giành vé Olympic Paris 2024

Đặt mục tiêu phấn đấu giành từ 12 - 15 suất dự Olympic Paris 2024, nhưng đến thời điểm này, thể thao Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được 50% chỉ tiêu và vẫn đang trong hành trình tìm kiếm thêm suất chính thức trong bối cảnh phía trước còn khá nhiều khó khăn.

Khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương năm 2024

Tối 11/4, tại Nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tỉnh Phú Thọ, Giải bóng chuyền các đội mạnh tranh Cúp Hùng Vương năm 2024 đã chính thức diễn ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục