Những năm gần đây, trò chơi đi cà kheo được tổ chức thành môn thi đấu tại các lễ hội.

Những năm gần đây, trò chơi đi cà kheo được tổ chức thành môn thi đấu tại các lễ hội.

(HBĐT) - Ngày xuân, cùng với hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian có sức hút đặc biệt bởi nét độc đáo, đặc sắc. Nếu như đến với người Mông chúng ta được hòa mình cùng không gian tình tứ của các chàng trai, cô gái trong ngày hội ném pao, sôi động cùng hội ném còn với người Thái, Mường, Tày hay cùng trải nghiệm với các trò chơi kéo co, đánh đu, đi cà kheo hấp dẫn, thú vị... Trò chơi dân gian đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trước mỗi độ Tết đến, xuân về và ẩn chứa trong đó là giá trị tâm linh, khát vọng sống của từng dân tộc.

 

Đặc sắc trò chơi dân gian

 

Trước Tết Nguyên đán, đi khắp các vùng Mường: Bi, Vang, Thàng, Động chúng ta dễ dàng bắt gặp những cột đu được người dân. Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy. Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai, cô gái được dịp phô bày trong trò chơi dân gian này. Trong suốt lễ hội, các đôi trai gái trong làng nô nức đánh đu, cùng tìm hiểu  giao duyên.

 

Nếu người Mường có đu vôi, đánh mảng thì người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) lại có trò chơi ném pao rất đặc trưng. Ném pao là trò chơi không thể thiếu trong những ngày hội truyền thống, lễ tết của người Mông. Để tham gia, người chơi phân chia làm 2 đội nam và nữ với khoảng cách 5 - 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định.

 

Ném còn là trò chơi phổ biến của dân tộc Thái, Mường, Tày mỗi độ xuân về. Chỉ cần một bãi đất bằng phẳng ven sông, suối hay giữa bản rồi dựng một cây tre cao từ 9 - 15 m, đầu cây buộc một vòng tròn. Chơi ném còn chia làm hai đội, mỗi đội có từ 1 - 5 người đứng hai bên cây sào, tung quả còn lọt vào tâm vòng tròn trên cây sào là đội thắng cuộc. Kẻ ném, người bắt, cười nói rộn rã trong nắng xuân. Ngoài ra, tại các lễ hội xuân còn tổ chức thi nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, sôi nổi khác như kéo co, đi cà kheo, chọi gà...

 

 

Mỗi trò chơi đều ẩn chứa khát vọng,  mong ước của con người

 

Trò chơi dân gian ngày Tết không hẳn chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí của người dân. Mỗi trò chơi đều ẩn chứa giá trị tinh thần, khát vọng, mong ước tốt đẹp về tình yêu lứa đôi, về cuộc sống bình yên cho bản thân và gia đình. Tính triết lý của tục chơi đu mang tính dân tộc đằm thắm, sâu sắc. Bốn cột tượng trưng cho bốn phương, thang đu thể hiện đôi cánh ước mơ bay lên làm chủ bầu trời, khát vọng bay bổng trong tâm hồn. Khi trai gái đánh đu cũng là lúc họ tình tứ tìm hiểu đã có rất nhiều cặp trai gái nên nghĩa vợ chồng từ đây.

 

Ném pao được xem là trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc của người dân tộc Mông. Quả pao còn là một vật để minh chứng cho tình yêu của đôi lứa. Từ quả pao, chàng trai người Mông có thể phần nào hiểu được tính cách và khả năng của cô gái bởi một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt. Cùng nhau ném pao, họ trao cho nhau tình cảm. Khi chàng trai đã ưng cô gái sẽ giữ lại quả pao để lấy cờ tìm gặp, hẹn hò, đến khi cảm thấy hợp sẽ kết duyên vợ chồng. Đây được xem là nét đặc sắc, tính nhân văn của trò chơi này.

 

Đối với trò chơi ném còn. Ông Lò Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm VH - TT huyện Mai Châu cho biết: Quả còn tượng trưng cho dương, còn vòng tròn dán giấy đỏ trên cây sào tượng trưng cho âm. Người Thái chơi ném còn thể hiện ý muốn âm - dương hòa hợp và mang ý nghĩa phồn thực. Khi tổ chức hội thi ném còn, quả còn thường hướng về đầu nguồn sông hay suối chính là hướng về các bản làng người Thái vì người Thái thường sinh sống bên đầu nguồn con nước. Còn đối với người Mường, trò chơi ném còn được ví là bà mối xe duyên. Khi chơi, bên nào thua sẽ để lại tín vật cho người thắng cuộc giữ. Thông thường, bên thua là nam, sau hội tung còn, các chàng trai tìm đến các cô gái lấy cớ xin lại tín vật để tìm hiểu, kết duyên. Với người Tày, ném còn có ý nghĩa cầu mùa, cầu may mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

 

 

 

                                                                      Nguyễn Hồng

 

 

 

 

Các tin khác


Khởi tranh Giải vô địch Bóng ném bãi biển quốc gia năm 2024

Chiều 22/4, tại khu vực Bãi Sau, đường Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu, Liên đoàn Bóng ném Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ khai mạc Giải vô địch Bóng ném bãi biển quốc gia năm 2024.

Mở cửa tự do trận đấu bóng đá giữa Hoà Bình FC và Câu lạc bộ Phú Thọ vào lúc 17 giờ ngày 5/5

Ngày 22/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình đã có văn bản đề nghị tuyên truyền các trận thi đấu trên sân nhà của Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Bình (Hoà Bình FC) tại Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng mùa giải 2023/24 từ vòng 15, 16, 18, 19 trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình.

Khai mạc Giải vô địch Roller sports Cup quốc gia năm 2024

Ngày 21/4, tại thành phố Thái Nguyên, Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Giải vô địch Roller sports Cup quốc gia năm 2024.

8 đội tham gia Giải Bóng đá nam công nhân viên chức lao động thành phố Hòa Bình 

Từ ngày 6 - 20/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức thành công Giải Bóng đá nam công nhân viên chức lao động năm 2024.

Thể thao Việt Nam giành thêm 2 vé tới Olympic Paris 2024

Sáng 21/4, hai bộ môn Canoeing và Rowing đã xuất sắc giành tấm vé thứ 8 và 9 cho Thể thao Việt Nam tới Olympic Paris 2024.

Khuất Văn Khang ghi siêu phẩm, U23 Việt Nam mở toang cửa vào tứ kết

Tối 20/4, đội tuyển U23 Việt Nam đã xuất sắc vượt qua U23 Malaysia với tỉ số 2-0. Với 2 trận toàn thắng, U23 Việt Nam đã có trong tay 6 điểm và mở toang cửa vào tứ kết Giải U23 châu Á 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục