(HBĐT) - Trở về từ trại sáng tác của Nhà sáng tác T.ư Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu), đồng chí Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh cho biết: Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 vừa qua, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức cho 30 hội viên thuộc các chuyên ngành văn học, mĩ thuật, âm nhạc, sân khấu… tham gia trại sáng tác tại thành phố Vũng Tàu. Đây là cơ hội để hội viên hoàn thiện những tác phẩm trước đó đã được sáng tác dang dở ở dạng bản thảo hoặc có những sáng tác mới ngay tại trại. Một số hội viên sẽ ghi nhận cảm hứng, ý tưởng trong thời gian tham gia trại, sau đó hoàn chỉnh tác phẩm. Trại sáng tác còn là cơ hội để hội viên được giao lưu, chia sẻ, góp ý cho nhau, tạo không gian, thời gian để sáng tác, thậm chí là... thi đua sáng tác.


Có nhiều hình thức tổ chức và tham gia trại sáng tác như: Trại sáng tác của các hội chuyên ngành T.ư; trại sáng tác của Hội VHNT tỉnh tổ chức tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và trại sáng tác do Hội VHNT tỉnh tổ chức tại nhà sáng tác T.ư Đại Lải (Vĩnh Phúc), nhà sáng tác T.ư Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu).

Theo đồng chí Chủ tịch Hội VHNT tỉnh, hàng năm, các Hội chuyên ngành T.ư như: Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam… đều tổ chức trại sáng tác. Các trại sáng tác này tạo điều kiện cho tỉnh ta cử từ 1 - 2 hội viên Hội VHNT tham dự. Trung bình mỗi năm, tỉnh chọn cử khoảng 15 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác do Hội chuyên ngành T.ư tổ chức. Đồng thời, mỗi năm tỉnh cũng tổ chức trung bình 2 đợt sáng tác tại các nhà sáng tác T.ư. Mỗi đợt có sự tham gia của khoảng 30 hội viên.


Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức ngày thơ Việt Nam năm 2017, tôn vinh các tác phẩm, tác giả xuất sắc.

Tại tỉnh ta, điểm nhấn của việc tổ chức trại sáng tác đó là đặt địa điểm trại sáng tác tại những vùng đất, vùng Mường giàu bản sắc văn hóa của tỉnh. Cụ thể như vừa qua, Chi hội văn học và Chi hội âm nhạc (thuộc Hội VHNT tỉnh) đã tổ chức trại sáng tác tại xã Dũng Phong (huyện Cao Phong). Trại thu hút sự tham gia của hơn 30 hội viên, kéo dài trong 3 tháng. Trong thời gian này, các nhà thơ, nhạc sỹ lấy cảm hứng từ sự đổi mới, giàu đẹp tại xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới đã có nhiều sáng tác chất lượng, đặc sắc. Các nhà thơ và nhạc sỹ đã có sự trao đổi, phối hợp để phổ nhạc cho thơ, qua đây lựa chọn và dàn dựng biểu diễn 5 ca khúc chất lượng về Cao Phong trong đêm công diễn báo cáo kết quả hoạt động của trại, thu hút đông đảo công chúng, người yêu thơ, nhạc đến cổ vũ, tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng, độc giả.

Đồng chí Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết thêm: Cuối năm 2016, tích cực tham gia các hoạt động chào mừng kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, Hội VHNT tỉnh đã mở trại sáng tác cho 17 hội viên chi hội Nhiếp ảnh. Tổng kết trại sáng tác đã sáng tác được 156 tác phẩm. Những tác phẩm có chất lượng cao đã được lựa chọn để tham gia triển lãm ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề "Hòa Bình bản sắc và hội nhập”. Kết quả, Hội VHNT tỉnh đã có 13 tác phẩm đoạt giải, trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích.

Kết quả của các trại sáng tác đã góp phần quan trọng để vừa qua, toàn tỉnh có 183 tác giả thuộc các chi hội của Hội VHNT tỉnh tham gia xét giải thưởng VHNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015 bao gồm 8 công trình nghiên cứu, 12 tác phẩm văn học, 15 tác phẩm múa và kịch bản sân khấu, 20 tác phẩm mỹ thuật, 20 tác phẩm thơ, 25 tác phẩm nhiếp ảnh, 19 tác phẩm âm nhạc…

                                                                               Dương Liễu

 

 


 


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục