(HBĐT) - Trước những đổi thay của xã hội hiện đại, có những lúc tưởng chừng nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) không thể tồn tại. Nhưng từ sự tâm huyết và lòng đam mê với nghề, người dân nơi đây đã quyết tâm gìn giữ tìm lại được chỗ đứng cho nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.


Chúng tôi tới thăm cơ sở dệt của chị Dương Thị Bin (xóm Lục 2), Giám đốc Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành. Chị là người góp công lớp xây dựng nên làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Yên Nghiệp. Trong không khí, tất bật, người se sợi, người dệt, người thêu, ai nấy đều say sưa với công việc của mình, chị Bin cho biết: "Nghề dệt thổ cẩm của người Mường đã có từ hàng trăm năm nay. Công cụ dệt chỉ là những khung cửi thô sơ làm bằng tre, gỗ nên để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ dệt tốn nhiều thời gian và công sức. Cùng với đó, sự xuất hiện của các sản phẩm ngành dệt may công nghiệp với mẫu mã đa dạng, phong phú đã đẩy nghề dệt thổ cẩm thủ công đến chỗ khó khăn. Nhiều thợ dệt giỏi cũng không còn mặn mà với nghề. Vì lòng đam mê và ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, tôi và một số thợ dệt có tâm huyết đã quyết tâm bám trụ, tìm cách khôi phục lại nghề”.


Chị Bùi Thị Tiền, hội viên làng nghề dệt thổ cẩm xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Được biết, ngoài việc tích cực tuyên truyền cho thế hệ trẻ về ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc, những giá trị nhân văn ẩn chứa trong từng sản phẩm dệt. Hàng ngày, tranh thủ những lúc nông nhàn, các bà, các chị có nhiều kinh nghiệm trong nghề dệt lại tới các thôn, xóm vận động chị em học nghề và truyền nghề. Ban đầu, những sản phẩm thêu, dệt được chị em làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình. Về sau, do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh ngày càng nhiều, nhất là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ... chủ yếu dùng sản phẩm dệt thổ cẩm để buôn bán tại các khu du lịch nên nghề dệt thổ cẩm đã có cơ hội và trở thành đòn bẩy giúp người dân phát triển kinh tế.

Làng nghề dệt thổ cẩm xã Yên Nghiệp gồm 3 xóm: Lục 1, Lục 2, Lục 3 với hơn 200 khung dệt giao cho 168 thành viên, hầu hết là các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, chị Bin còn liên kết với những thợ dệt có tâm huyết khác thành lập được 6 tổ sản xuất dệt thổ cẩm tại các xã lân cận như Bình Chân, Đa Phúc, ân Nghĩa... nâng tổng số lên 500 khung dệt. Mỗi năm sản xuất trên 50.000 sản phẩm thổ cẩm như: váy, áo, mũ, khăn... phục vụ nhu cầu người dân trong địa bàn và các vùng lân cận. Hiện tại, các thợ dệt tại làng nghề vẫn duy trì hình thức dệt thủ công thay vì dùng máy như nhiều cơ sở dệt khác, điều đó đã tạo nên giá trị riêng biệt cho sản phẩm.

Chị Bin cho biết: "Mỗi sản phẩm dệt thổ cẩm không chỉ bao hàm trong đó sự sáng tạo, tính nghệ thuật mà còn chứa đựng cả tâm hồn, tình cảm của thợ dệt. Bởi vậy, mỗi sản phẩm làm ra đến được tay người tiêu dùng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nâng niu là chị em chúng tôi phấn khởi vô cùng”.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng, hiện các sản phẩm dệt phong phú hơn rất nhiều. Ngoài những sản phẩm truyền thống còn có những sản phẩm mới được nhiều người ưa thích như: túi xách, mũ, túi đựng điện thoại... với nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Như vậy, người thợ dệt đã biết kết hợp giữa nét văn hóa xưa và những giá trị hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, màu sắc, phù hợp với thị hiếu của cộng đồng.

Nhờ hiệu quả của mô hình, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã có thu nhập ổn định, giúp gia đình cải thiện đời sống, từng bước xóa đói - giảm nghèo. Chị Bùi Thị Tiền (xóm Lục 2) cho biết: "Mấy năm trước, vì kinh tế khó khăn, các chị em trong xã thường phải đi làm ăn xa nhưng nay hầu hết đều ở nhà gắn bó với chăn nuôi, ruộng đồng và kết hợp làm thêm nghề dệt truyền thống lúc nông nhàn. Với mức thu nhập 2-3 triệu đồng/ người/tháng từ việc làm ra các sản phẩm dệt đã giúp chị em cải thiện được cuộc sống”.

Đồng chí Bùi Văn Chủng, Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp cho biết: "Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề dệt thủ công truyền thống không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tại địa phương đồng thời giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân”. Để các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống có thể vươn xa hơn nữa tới nhiều thị trường lớn trong nước và quốc tế, mong muốn trong thời gian tới, các cấp chính quyền sẽ có những chính sách đầu tư, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm để nghề dệt thổ cẩm ngày càng có chỗ đứng, tạo đà phát triển KT-XH cho xã.

 

                   Hoàng Anh

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục