(HBĐT) - Hòa trong không khí thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Quốc tế lao động 1/5 và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, huyện Đà Bắc đã tổ chức thành công hội thi giọng hát hay lần thứ III, năm 2018. Các thí sinh đã thể hiện nhiều tác phẩm ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, quê hương, đất nước… để lại ấn tượng tốt đẹp cho khán giả.
Tại hội thi giọng hát
hay huyện Đà Bắc lần thứ III năm 2018, nhiều thí sinh tham gia có chất giọng
hay, khả năng thanh nhạc tốt.
Đồng chí Đỗ Viết Cường, Giám đốc Trung tâm VH
-TT huyện Đà Bắc cho biết: Hội thi đã thu hút 34 thí sinh ở nhiều độ tuổi tham
gia, trong đó có nhiều thí sinh đến từ các xã vùng cao, vùng sâu, đặc biệt khó
khăn của huyện như Đồng Ruộng, Đồng Nghê, Suối Nánh, Tiền Phong… So với 2 mùa
thi trước, các thí sinh năm nay được đánh giá đồng đều, có sự đầu tư lựa chọn
bài hát, trang phục và có giọng hát tốt, phong thái biểu diễn tự tin
hơn. Đặc biệt, nhiều thí sinh trẻ có chất giọng đẹp, khả năng thanh nhạc tốt
như: Xa Việt Hùng (phòng GD &ĐT),
Hoàng Dung (thị trấn Đà Bắc), Đinh Tiến Mạnh (phòng GD &ĐT), Xa Văn Tám (xã
Hào Lý), Lò Văn Thìn (xã Tân Pheo), Tú Uyên (thị trấn Đà Bắc), Vì Văn Tịnh (xã
Đồng Chum), Lường Văn Thiệu (xã Đồng Ruộng)…
Anh Đinh Tiến Mạnh (phòng GD &ĐT) đoạt giải nhì
giọng hát hay huyện Đà Bắc lần thứ III chia sẻ: Với sở thích ca hát từ nhỏ, lớn
lên tôi cũng tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật quần chúng tại địa phương.
Tham gia cuộc thi này, tôi và các thí sinh thể hiện những bài hát hay nhất để
chinh phục ban giám khảo và hơn cả là cống hiến cho khán giả được thưởng thức
buổi biểu diễn văn nghệ trọn vẹn. Với chúng tôi, cuộc thi không chỉ tạo sân
chơi cho những người yêu ca hát mà còn phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc của
người dân địa phương.
Để tổ chức tốt phong trào văn nghệ quần chúng, đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân trên địa bàn, thời gian
qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đà Bắc luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Ngoài
các hội thi, hội diễn văn nghệ do huyện tổ chức, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị
trấn tổ chức hoạt động văn nghệ quần chúng vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm,
ngày hội đại đoàn kết dân tộc... Hoạt động văn nghệ được tổ chức với nhiều nội
dung, hình thức phong phú, tạo sân chơi văn nghệ lành mạnh về thẩm mỹ, phong
cách, đạo đức, lối sống đến người dân, nhất là giới trẻ.
Theo đồng chí Đỗ Viết Cường, Giám đốc Trung tâm VH -TT
huyện cho biết thêm: Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện ngày
càng phát triển sôi nổi. 100% xã, thị trấn và thôn, xóm có đội văn nghệ. Từ
phong trào cơ sở đã có nhiều nhân tố có chất giọng đẹp được phát hiện, bồi
dưỡng làm nòng cốt cho phong trào văn nghệ của địa phương. Ngay sau hội thi
Giọng hát hay huyện Đà Bắc kết thúc, chúng tôi đã chỉ đạo các xã, thị trấn
trong huyện xây dựng nội dung, kịch bản
và có kế hoạch tập luyện, lựa chọn tiết mục tham gia hội diễn nghệ thuật quần
chúng huyện năm 2018 vào tháng 7 tới để tuyển chọn tiết mục xuất sắc nhất tham
gia hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh được tổ chức vào cuối năm nay.
Việc tổ chức hội thi giọng hát hay đã tạo sân chơi
lành mạnh cho những người yêu ca hát, giúp họ phát huy được khả năng, năng
khiếu ca hát. Từ đó, phát hiện ra những giọng ca xuất sắc, có năng khiếu về
thanh nhạc, giúp họ nâng cao kỹ năng và trở thành nòng cốt đưa phong trào văn
nghệ quần chúng của địa phương ngày càng phát triển.
Hồng
Ngọc
Vượt qua 30 thí sinh tham dự, Lưu Hồng Quang nghệ sĩ của Việt Nam đã đoạt giải nhì của cuộc thi Piano quốc tế lần thứ nhất: 1°Concorso Internazionale Pianistico "Città di Oleggio diễn ra tại Italy.
Di sản đô thị phần lớn được biết đến là những công trình kiến trúc phản ánh lịch sử phát triển đô thị mang đến cho đời sống hiện đại những giá trị của quá khứ, từ phong cách kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật trang trí… đến những sự kiện lịch sử - xã hội. Những công trình như vậy ở Sài Gòn - TPHCM tập trung trong khu vực trung tâm thành phố, tạo thành một "vùng di sản” cũng là "vùng ký ức”.
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 7-12-2017. Có được sự ghi nhận này, là bởi nhiều năm qua, công cuộc khôi phục, gìn giữ, phát huy và lan tỏa giá trị nghệ thuật Bài Chòi được quan tâm, chú trọng. Bài Chòi không chỉ là "đặc sản” địa phương, mà trở thành giá trị kết tinh tâm hồn Việt, viên ngọc sáng trong hành trình phát triển và hội nhập của văn hóa Việt Nam.
Festival Huế là sự kiện văn hóa - nghệ thuật thu hút nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân ở trong nước và quốc tế tham gia. Qua 10 lần tổ chức, với những chương trình nghệ thuật, lễ hội văn hóa đa dạng và khá ấn tượng, Festival Huế đã và đang từng bước xây dựng được thương hiệu, trở thành một sản phẩm du lịch lôi cuốn du khách.
(HBĐT) - Từ bao đời nay, chiêng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân tộc Mường. Là một trong số ít người sống tại TP Hòa Bình sở hữu đầy đủ bộ chiêng Mường, ông Đinh Văn Niên (xóm Mời Mít - xã Yên Mông) luôn trân trọng giữ gìn bộ chiêng vô giá của gia đình.
(HBĐT) - Ngày 4/5, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Thượng, thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chức năng Sở VH-TT-DL tỉnh, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn; lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, và đông đảo quần chúng nhân dân thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn.