(HBĐT) - Ngày 26/4, Bảo tàng tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại tỉnh Hưng Yên.
Đông đảo các đại biểu và học sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nghe thuyết minh về các hiện vật được trưng bày.
Trưng bày "Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” có trên 400 tài liệu, hiện vật gốc khối, gốc hình và các tài liệu bổ trợ giúp nhân dân hai tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên được tiếp xúc, tìm hiểu và nghiên cứu về những di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình như: sưu tập trống đồng cổ, sưu tập chiêng Mường, sưu tập gốm cổ trong mộ Mường, di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường... Bên cạnh đó, khách tham quan còn được thưởng thức 36 món ăn đặc trưng của dân tộc Mường, trong đó có các món như: măng đắng, cơm lam, rau đồ thập cẩm, thịt lợn gác bếp, thịt gà nướng mắc khén, da trâu muối…
Đây là cơ hội để Sở VH - TT &DL, Bảo tàng tỉnh Hòa Bình được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, thông qua trưng bày chuyên đề, giúp nhân dân tỉnh Hưng Yên tăng cường sự hiểu biết về văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường Hòa Bình với nhân dân tỉnh Hưng Yên và khách tham quan.
Linh Nhật
(HBĐT) - Tại Làng Văn hóa – Du lịch (VH-DL) các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc để chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (NVHCDTVN) năm 2019. Năm nay, với chủ đề "Bản hòa âm sắc màu”, NVHCDTVN đã mang tới một không gian đa sắc, đa âm, tôn vinh trọn vẹn những giá trị Việt tiêu biểu, làm nức lòng du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
(HBĐT)- Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được huyện Lạc Sơn triển khai sâu rộng, giúp khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
(HBĐT) - 24/4, huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm "Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm – Đốc Bang năm 1909-1910” và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nhà sử học Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội khóa XIV- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.
Được vinh dự chọn là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ, thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã tích cực chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp Xuân Trường khẩn trương hoàn thiện các hạng mục, công trình cùng các điều kiện để phục vụ tốt nhất sự kiện trọng thể này vào tháng 5 tới tại Khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng).
Các hạng mục của chùa Tam Chúc đang được hoàn thành, phục vụ Đại lễ Vesaks.
Bước vào triển lãm quốc tế Vàng mười- Tái chế! Nâng cấp! (tại Heritage Space- số 6 Nguyễn Hoàng, Hà Nội tới 26/5), người xem không khỏi hào hứng, thú vị vì nguồn gốc của những món đồ nhiều khi không liên quan đến hình hài và tính thẩm mỹ hiện tại. Đây là kết quả của nền kỹ thuật áp dụng công nghệ cao. Cùng là chiếc ghế- cái được làm từ giấy báo, có cái lại làm từ quần bò. Tất cả đều cứng như gỗ…
Mùa Giải Âm nhạc cống hiến lần thứ 14-2019 vừa khép lại bằng lễ trao giải được tổ chức tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm tổ chức, đây vẫn là giải thưởng thu hút được sự quan tâm của giới làm nghề bởi độ uy tín, tính phát hiện dành cho những sáng tạo, thể nghiệm của các nghệ sĩ ở nhiều phương diện sáng tác, biểu diễn, sản xuất… âm nhạc. Và ở mùa giải năm nay, yếu tố trẻ và mới tiếp tục gây ấn tượng.