(HBĐT)- Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được huyện Lạc Sơn triển khai sâu rộng, giúp khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Cán bộ, nhân dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe.
Phong trào TDĐKXDĐSVH trên địa bàn huyện có sức lan tỏa lớn, tạo được sự đồng thuận và thu hút được đông đảo người dân tham gia. Qua phong trào đã phát huy tiềm năng, huy động được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH, AN - QP của địa phương. Năm 2018, toàn huyện có 29.320 hộ gia đình văn hóa, chiếm 86%, trong đó có 11.498 hộ gia đình văn hóa 3 năm liên tục; có 291/363 khu dân cư văn hóa; 149/156 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 283/363 khu dân cư có nhà văn hóa, khu thể thao có trang thiết bị đảm bảo phục vụ trong các buổi sinh hoạt cộng đồng; 8/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hàng năm, tỷ lệ người tham gia luyện tập thể thao theo tiêu chuẩn đạt 29%, người luyện tập thường xuyên đạt trên 31%, hộ gia đình thể thao đạt trên 21%...
Đồng chí Bùi Văn Quyền, Phó trưởng phòng VH - TT huyện Lạc Sơn cho biết: Để có được kết quả trên, phong trào TDĐKXDĐSVH luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của mặt trận, các Hội, đoàn thể và sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, các cấp, ngành có nhiều đổi mới trong việc chỉ đạo điều hành, các nội dung phong trào gắn kết chặt chẽ với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến... được triển khai phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp xã hội nhiệt tình hưởng ứng thực hiện, tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa văn hóa với các lĩnh vực của xã hội. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có mô hình tốt, cách làm hay đem lại giá trị kinh tế cao, tiêu biểu như: mô hình nuôi, ấp, tạo gà giống của gia đình ông Bùi Văn Huế, xóm Đảng 2, xã Chí Thiện; mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của chi bộ xóm Rẽ Vơng, xã Phú Lương; bà Quách Thị Dung, xóm Bui, xã Nhân Nghĩa, tổ trưởng làng nghề mây, tre đan tạo việc làm ổn định cho 150 lao động có thu nhập 30 triệu đồng/người/năm; ông Nguyễn Văn Nam, xóm Bổ Túc, xã Tân Mỹ mở xưởng mộc, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng; ông Bùi Văn Nhựn, xóm Quàn, xã Tuân Đạo trồng bí đỏ lấy hạt cho thu nhập 730 triệu đồng/năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 23 lao động…
Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các Hội, đoàn thể cùng sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân, phong trào TDĐKXDĐSVH đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, góp phần phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hoá lành mạnh.
Theo đồng chí Bùi Văn Quyền, Phó trưởng phòng VH-TT huyện, để tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào TDĐKXDĐSVH, Ban chỉ đạo huyện đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể phấn đấu năm 2019, huyện Lạc Sơn có 86,5% gia đình văn hóa; 81,5% khu dân cư văn hóa; 96% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Ngày 22/4, tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Lũng Vân, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu chủ đề "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
(HBĐT) - Sáng 22/4, Sở VH - TT &DL tổ chức Khai giảng lớp bồi dưỡng và kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, năm 2019.
(HBĐT) -Ngày 22/4, UBND huyện Tân Lạc tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hang núi Kiến, xã Lũng Vân.
Hồi ký "Nơi ấy là chiến trường” với những trang viết giản dị và súc tích nhưng lại cho người đọc thấy toàn bộ sự tàn khốc của chiến tranh và tinh thần dâng hiến cho Tổ quốc của những người lính.
(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình hơn 10 km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) vẫn giữ được nét đặc trưng của bản Mường truyền thống. Với nếp nhà sàn, bao quanh bởi những rặng tre, ruộng bậc thang và những con người mộc mạc, chân chất đã tạo nên một bản Mường ấn tượng, độc đáo, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm.
(HBĐT) - Đã từng nghe câu thành ngữ xưa "Nhất Kinh kỳ, nhì Phố Hiến”, tôi chọn Hưng Yên là điểm đến cho kỳ nghỉ lễ. Thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình bên hồ Bán Nguyệt, khám phá lịch sử văn hóa ở chùa Chuông… Hưng Yên gợi lên những hình ảnh đẹp - nét xưa hòa quyện cùng phố phường hiện đại.