(HBĐT) - Ngày 26/4, tại xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) Gia tộc cụ Tổng Kiêm tổ chức lễ đón mừng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống pháp của nghĩa quân Tông Kiêm – Đốc Bang năm 1909-1910” và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa của cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang. Dự và chúc mừng có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn và đông đảo con cháu gia tộc cụ Tổng Kiêm.


Lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn tặng hoa chúc mừng Gia tộc cụ Tổng Kiêm. 

Cụ Tổng Kiêm tên thật là Nguyễn Văn Kiêm, sinh năm Ất Sửu (1865) tại xóm Đễnh, tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn (nay là xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn). Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên tỉnh Hòa Bình, cụ Nguyễn Văn Kiêm tham gia vào bộ máy chính quyền của Pháp. Cụ làm tới chức Chánh tổng của tổng Mông Hóa, châu Kỳ Sơn (cũ) nên cụ có tên gọi là Tổng Kiêm. Trước đó, cụ vốn là thuộc tướng của Đốc Ngữ, do chiến đấu xuất sắc được phong là Lãnh Binh, nên còn gọi là Lãnh Kiêm.

Từ tháng 4/1909 đến tháng 1/1910, Tổng Kiêm cùng Đốc Bang tập hợp nghĩa quân, dấy binh khởi nghĩa. Cụ Tổng Kiêm được phong làm Chánh Thống Tướng, cụ Đốc Bang được phong làm Phó Thống Tướng. Ngày 15/4/1909, 2 cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang cùng 30 nghĩa quân đã làm lễ tế cờ tại núi Viên Nam (Vườn Nam), cờ màu đỏ, giữa có 2 chữ "Bình Tây”. Nghĩa quân mang tên là Quân đội Bình Tây với khẩu hiệu "Nam Sơn Hoàng Bà, Khởi nghĩa Bình Tây, Độc lập Chính phủ”. Ngày 20/1/1910, sau trận đánh cuối cùng – trận đánh sống còn với thực dân Pháp, cụ Tổng Kiêm bị bắt, kết án 25 năm tù và đày ra Côn Đảo. Đến năm 1933, cụ Tổng Kiêm được đặc xá và trở về quê hương. Cụ mất năm Nhâm Ngọ (1942), hưởng thọ 77 tuổi. Hiện nay, phần mộ của Cụ an táng tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Bình Tây do cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa đánh chiếm tỉnh lỵ đầu tiên và cũng là cuộc khởi nghĩa duy nhất trong các cuộc khởi nghĩa của đồng bào miền núi đã gây lên tiếng vang lớn. Cuộc khởi nghĩa làm cho thực dân Pháp ở Hòa Bình tổn thất nặng nề và hoang mang lo sợ, buộc chúng phải thay đổi chính sách cai trị mềm mỏng hơn với vùng địa bàn miền núi, tạo điều kiện thuận lợi cho ta xây dựng căn cứ cách mạng sau này khi có Đảng lãnh đạo. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa đã chia lửa kịp thời giúp cho nghĩa quân Yên Thế tránh được tình thế nguy hiểm đang bị quân Pháp bao vây, tấn công.

Cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1909-1910 của Nghĩa quân Bình Tây do cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang lãnh đạo đã được sử sách ghi lại như một vết son lịch sử tỉnh Hòa Bình và lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910” đã được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.



Hồng Ngọc

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục