(HBĐT) - Trong những ngày giữa tháng 8 vừa qua, Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận được tổ chức tại tỉnh Hòa Bình đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với người dân TP Hòa Bình và diễn viên của 9 tỉnh: Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên Bái.

 


Tiết mục tham gia Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bên vững biển, đảo Việt Nam của đoàn Hòa Bình.

Hội thi gồm 4 nội dung thi: thi đội tuyên truyền lưu động,trưng bày triển lãm ảnh, xe tuyên truyền cổ động và thi phát thanh viên cơ sở. Người dân TP Hòa Bình đã có dịp được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc do các đội tuyên truyền lưu động của 9 tỉnh trình diễn.

Phát biểu tại lễ bế mạc, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Cục Trưởng Cục Thông tin cơ sở (Bộ TT&TT) khẳng định: Với chủ đề tuyên truyền về biển, đảo, mỗi đội thi đã lựa chọn những tiết mục đặc trưng cho đơn vị, địa phương mình trong công tác tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam để trình diễn. Nội dung các tiết mục đều bám sát chủ đề của hội thi, các tuyên truyền viên đã phần nào thể hiện được tính chuyên nghiệp, cách diễn đạt trôi chảy tạo sức lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân. Các chương trình, tiết mục tham dự hội thi tập trung vào việc cung cấp thông tin, tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến biển, đảo; đặc biệt các nội dung, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 8, khóa XII về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đồng thời, tuyên truyền những chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại hội thi, những hình ảnh trang trí trên xe tuyên truyền, cổ động được các đội thiết kế công phu,được cách điệu thể hiện đặc trưng văn hóa vùng miền của từng địa phương. Những bức ảnh trưng bày tại triển lãm được lựa chọn kỹ lưỡng và bố trí trưng bày hợp lý theo từng nội dung,chủ đề, có thuyết minh, ghi chú cụ thể, thể hiện đầy đủ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển, đảo của mỗi địa phương đã tạo ra sự cuốn hút, hấp dẫn và tác động trực tiếp tới người xem. 

Các bức ảnh dự thi đã thể hiện những góc nhìn phong phú, đa dạng của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên về lịch sử chủ quyền, văn hóa, tín ngưỡng, tiềm năng phát triển của biển, đảo Việt Nam, về những khoảnh khắc cuộc sống, nét sinh hoạt thường ngày, phong tục, tập quán, văn hóa của người dân, vẻ đẹp của thiên nhiên, con người ở các vùng biển, đảo quê hương; cuộc sống, lao động, học tập, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các LLVT Việt Nam trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. 

Các phát thanh viên đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh các hoạt động tuyên tuyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam trong tình hình hiện nay; phản ánh hoạt động của địa phương trên các lĩnh vực chính trị, KT-XH, AN-QP được thể hiện trong các bản tin, phóng sự của Đài truyền thanh giúp người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt.

Đặc biệt, ở phần thi tiểu phẩm, ca múa nhạc, các đội mang đến hội thi những tiết mục ca múa nhạc sinh động, đặc sắc, được đầu tư dàn dựng công phu. Mỗi tiểu phẩm là một câu chuyện phản ánh công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền các nội dung, vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế biển, đảo; gương cá nhân,tập thể điển hình tiên tiến trong các hoạt động phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo... 

Các diễn viên, tuyên truyền viên đã thể hiện vai diễn chuyên nghiệp, nội dung các tiết mục có sự sáng tạo, gần gũi, giúp người xem dễ hiểu, thông qua đó thu hút sự quan tâm của người dân đối với các thông tin về biển, đảo một cách dễ nhớ, dễ tiếp thu nhất.

Hội thi tuyên truyền về chủ quyền và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam đã khép lại, nhưng những dư âm, dấu ấn của các chương trình nghệ thuật được các đội mang đến đã truyền tải những thông điệp về biển, đảo đến đông đảo người xem. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

             Hồng Ngọc

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục