Ngày 14/5, trưng bày "Khát vọng tự do” diễn ra tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) thu hút sự tham gia của đông đảo nhân chứng lịch sử và công chúng.


Khách tham quan trưng bày trong sáng khai mạc. Ảnh: TTXVN

Sự kiện trên do Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Khát vọng tự do” kể câu chuyện về những chiến sỹ cách mạng không chịu chết mòn nơi ngục tù thực dân, đế quốc, quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục táo bạo để trở về với cách mạng, với nhân dân.

Qua ba nội dung được thể hiện trong trưng bày: "Xiềng xích”, "Tung cánh giữa màn đêm” và "Khúc ca hòa bình” là hành trình tìm đến tự do của các chiến sỹ cách mạng từ các nhà tù thực dân, đế quốc, được tái hiện lại qua hình ảnh, tài liệu và những câu chuyện kể đầy chân thực.

Cụ thể, nội dung "Xiềng xích” phản ánh cuộc sống cùng cực của người Việt Nam dưới chế độ thực dân, đế quốc; trong đó, hệ thống công cụ đàn áp liên hoàn gồm: Tòa án, Sở mật thám, Nhà tù được chính quyền thực dân, đế quốc thiết lập khắp các địa phương.

Nội dung "Tung cánh giữa màn đêm” chuyển tải đến công chúng sự hà khắc của kẻ thù trong việc đàn áp các chiến sĩ yêu nước ở chốn "địa ngục trần gian” Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, Trại giam tù binh Phú Quốc, tuy vậy các chiến sĩ cách mạng vẫn quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục táo bạo, như những cánh chim khao khát tự do, bay đến vùng ánh sáng cách mạng.

Nội dung "Khúc ca hòa bình” giới thiệu một số đóng góp của các chiến sĩ cách mạng sau khi thoát khỏi các nhà tù thực dân, đế quốc. Ký ức của những cựu tù vượt ngục năm xưa là một phần ký ức của lịch sử dân tộc, là niềm tự hào, động lực để thế hệ trẻ tiến bước trên con đường đổi mới và dựng xây đất nước.


Đại biểu dự khai mạc tham quan trưng bày. Ảnh: TTXVN

Tại buổi khai mạc trưng bày, công chúng được gặp gỡ những nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia vào các cuộc vượt ngục và thân nhân của những chiến sĩ cách mạng từng đã tham gia vượt ngục năm xưa: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, người phá ngục Trại giam Phú Bài tháng 3/1945; ông Nguyễn Hà Long, thương binh 2/4, người khởi xướng phong trào đào hầm vượt ngục tại phân khu A2, Trại giam tù binh Phú Quốc đêm 19/01/1969; ông Đỗ Trọng Dư, "chuyên gia” làm xẻng, nắp hầm tại Trại giam tù binh Phú Quốc; thân nhân gia đình các Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, các đồng chí Trần Tử Bình, Trần Đăng Ninh…

Những tài liệu liên quan đến các cuộc vượt ngục và những kỷ vật của các chiến sĩ cách mạng tham gia vượt ngục năm xưa được giới thiệu đến đông đảo công chúng như: Thanh kiếm do Bộ đội Quân giới tặng đồng chí Nguyễn Văn Trân (tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò năm 1940) khi đồng chí giữ cương vị Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hà Nội; mũ phớt của ông Lê Tất Đắc sử dụng trong thời gian giữ chức vụ Xứ ủy viên Xứ ủy Trung kỳ năm 1940; ghi chép của đồng chí Nguyễn Hà Long và đồng đội trong thời gian hoạt động tại Phú Quốc từ năm 1969 - 1972.

Trưng bày diễn ra đến hết tháng 7/2020.

Theo TTXVN


Các tin khác


Xã Phú Nghĩa tự hào đón Bác Hồ về thăm

(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính quyền cách mạng Việt Nam - nơi đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thăm xã Cố Nghĩa - Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy) để thấy được diện mạo tươi mới, ấm no của quê hương.

Ðồng bào dân tộc thiểu số kể chuyện Bác Hồ

"Tháng Năm nhớ Bác" là chủ đề chương trình diễn ra từ ngày 4 đến 31-5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ðồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện về Bác Hồ do chính đồng bào các dân tộc thiểu số kể với khách tham quan.

Trưng bày và xếp sách nghệ thuật Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Hồ

Thư viện Ðồng Nai vừa tổ chức trưng bày và xếp sách nghệ thuật chuyên đề Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).

Giữ hồn Mường trong lời ca, điệu múa

(HBĐT) - Về Liên Vũ, nay là thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đi một vòng qua các xóm Vôi, Chiềng Cả, Cháy, Beo… thực sự tôi không còn thấy đậm sắc bản Mường. Bởi, ven các cung đường liên xóm, phần lớn ngôi nhà sàn truyền thống đã được thay bằng những ngôi nhà bê tông cốt thép từ 1 - 3 tầng. Chỉ khi tìm hiểu đời sống trong dân mới thấy hồn Mường trong đó.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dâng Người tiếng hát mùa Xuân"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 7/5 cho biết: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” sẽ diễn ra tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Cuộc thi báo chí viết về chủ đề "Nước Nga trong trái tim tôi" năm 2020

(HBĐT)-Nhân kỷ niệm 25 năm ký kết "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và LB Nga” (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-LB Nga (30-1-1950 / 30-1-2020), Báo Quân đội nhân dân chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại/ Bộ Quốc phòng, Cục Tuyên huấn và các cơ quan tổ chức Cuộc thi báo chí viết về chủ đề "Nước Nga trong trái tim tôi” năm 2020. Cuộc thi nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn, hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo hai nước, hai quân đội trong xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; góp phần giữ gìn và phát huy lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân và quân đội Việt Nam và Liên bang (LB) Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục