(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính quyền cách mạng Việt Nam - nơi đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thăm xã Cố Nghĩa - Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy) để thấy được diện mạo tươi mới, ấm no của quê hương.
Công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy) là niềm tự hào của cán bộ và Nhân dân huyện Lạc Thủy và ngành Tài chính Việt Nam.
Đồng chí Trần Đức Minh, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nghĩa tự hào: Đảng bộ và Nhân dân xã Cố Nghĩa xưa, nay nay là xã Phú Nghĩa - nơi vinh dự đón Bác Hồ thăm đang nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tháng 5/2019, công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê chính thức được khánh thành, thực sự là niềm vinh dự, tự hào cho cán bộ và Nhân dân trong tỉnh và của ngành Tài chính cả nước, ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình nhà tư sản Đỗ Đình Thiện và những người có công với cách mạng trong thời kỳ đầu đặt nền móng xây dựng ngành Tài chính quốc gia. Chính tại nơi đây, tờ bạc 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc "con trâu xanh” ra đời, mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng, góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ. Khu di tích Nhà máy in tiền đã trở thành địa chỉ đỏ, niềm tự hào về truyền thống cách mạng, ý thức tự lực, tự cường, lòng yêu quê hương đất nước.
Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam (1946 – 1947) được Chính phủ, Bộ Tài chính và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đặt tại Đồn điền Chi Nê. Khu di tích này được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nhà máy in tiền - Đồn điền Chi Nê là nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đi công tác. Bác căn dặn: "Đây là máy in của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng vào công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của Nhân dân...”. Đến thăm chợ Đầm Đa, người nhắc nhở Ủy ban Hành chính Phú Lão: "Phải rời ngay đến chỗ kín đáo đề phòng máy bay giặc bắn phá”. Bác cũng nhắc nhở cán bộ và Nhân dân địa phương "Cố gắng tăng gia sản xuất làm ra nhiều ngô, lúa để ăn và ủng hộ kháng chiến”.
Thực hiện Nghị quyết 830 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, xã Cố Nghĩa và Phú Lão sáp nhập thành xã Phú Nghĩa với gần 8.800 dân. Đảng bộ xã có 662 đảng viên sinh hoạt ở 21 chi bộ. Đến nay, bộ máy đã đi vào hoạt động ổn định. Cán bộ và Nhân dân trong xã tự hào với truyền thống quê hương đang thi đua lao động, sản xuất và có được những kết quả quan trọng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28%; công nghiệp và xây dựng chiếm 20,5%; Du lịch - dịch vụ chiếm 51,5%. Xã Phú Nghĩa về đích NTM năm 2015 (sớm hơn 1 năm so với Nghị quyết); đạt Lá cờ đầu trong phong trào thi đua xây dựng NTM của tỉnh. Năm 2019, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen do đạt được thành tích nổi bật trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2015 - 2020. Đời sống Nhân dân được cải thiện mạnh mẽ, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 51 triệu đồng. 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường...
Xã Phú Nghĩa đang có nhiều cơ hội phát triển, là vùng trọng điểm về du lịch, dịch vụ của huyện, nơi có thẳng cảnh Chùa Tiên, Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng, trên địa bàn đang triển khai nhiều dự án đầu tư lớn. Trong những năm tới, Đảng bộ xã chăm lo công tác xây dựng Đảng, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển mạnh du lịch, dịch vụ, phấn đấu đến năm 2025, đạt chuẩn NTM nâng cao, xây dựng quê hương ngày một phát triển như lời Bác hằng mong.
Lê Chung
(HBĐT)-Nhân kỷ niệm 25 năm ký kết "Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và LB Nga” (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-LB Nga (30-1-1950 / 30-1-2020), Báo Quân đội nhân dân chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại/ Bộ Quốc phòng, Cục Tuyên huấn và các cơ quan tổ chức Cuộc thi báo chí viết về chủ đề "Nước Nga trong trái tim tôi” năm 2020.
Cuộc thi nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn, hiệu quả của các thế hệ lãnh đạo hai nước, hai quân đội trong xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; góp phần giữ gìn và phát huy lịch sử quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân và quân đội Việt Nam và Liên bang (LB) Nga.
Sáng 7-5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ Phật đản, kính mừng "ngày đẹp nhất trần gian" - Đức Phật đản sinh, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 6/5, Sở VH-TT&DL tỉnh phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tổ chức phát động cuộc thi "Sáng tác ca khúc quảng bá Khu du lịch Hồ Hòa Bình, lần thứ I, năm 2020”.
Cục Di sản văn hóa đã có văn bản số 271/DSVH-DT gửi các Bảo tàng trong hệ thống bảo tàng Việt Nam; các Ban quản lý di tích - danh lam thắng cảnh; các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
(HBĐT) - Kiến trúc nhà ở của người Dao rất phong phú, tùy nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Với người Dao Tiền (Đà Bắc) thường ở nhà đất trệt, tường ghép gỗ, mái lợp lá cọ truyền thống. Những gia đình ở đây thường dựng nhà sát nhau, không đắp tường ngăn vách mà quây quần đoàn tụ.
Trong nhiều ca khúc bất tử hát về tinh thần chiến đấu bất khuất ngoan cường trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, Chiến thắng Điện Biên là khúc ca xuyên thế kỷ.