(HBĐT) - Ngày 19/5 năm nay đánh dấu tròn 30 năm khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh – công trình văn hóa tưởng niệm đã đi vào hoạt động đúng ngày 19/5/1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác.
Nhân viên Bảo tàng Hồ Chí Minh hướng dẫn các bạn nhỏ thực hiện in khắc tranh Bác Hồ trên giấy dó, mang tới trải nghiệm đầy ý nghĩa cho các em.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 19, Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) là nơi khắc họa rõ nét cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là không gian tái hiện đầy ý nghĩa chặng đường vẻ vang của cách mạng Việt Nam, gắn với những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc. Được khánh thành vào đúng ngày 19/5, đến nay đã có 30 năm hoạt động, bảo tàng tập hợp rất nhiều tài liệu, hiện vật, phiên bản gốc quý giá về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Đây trở thành địa điểm đặc biệt thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm. Nhất là vào tháng 5 hàng năm – khi cả nước với muôn triệu con tim đều hướng về vị Cha già kính yêu, tòa nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị, thanh cao của Người lại trở thành điểm đến quen thuộc, làm xúc động biết bao du khách.
Tháng 5 năm nay là dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Bác (1890 - 2020). Sau một thời gian đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở cửa trở lại phục vụ khách thăm quan từ ngày 4/5, thời gian từ 8 - 11h30 các ngày trong tuần (trừ thứ 2 và thứ 6). Hoạt động trong trạng thái "bình thường mới”, bảo tàng đã chuẩn bị kế hoạch tốt nhất đảm bảo phòng dịch cho khách đến thăm quan, đồng thời, thiết thực tổ chức các hoạt động hướng về Người.
Gia đình chị Nguyễn Thị Huyền Trang, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) quyết định đến thăm quan ngay trong những ngày đầu tiên bảo tàng mở cửa trở lại. Sau khi đi một vòng khám phá, chị cho các bạn nhỏ dừng lại ở góc trải nghiệm in tranh khắc gỗ hình Bác Hồ theo mẫu tranh cổ động. Chị Trang cho biết: "Tại đây, các con được chọn bức tranh mẫu mà mình yêu thích nhất, để tự tay hoàn thiện một bức tranh cổ động in khắc trên giấy dó Đông Hồ, theo hướng dẫn của nhân viên bảo tàng. Các con được hướng dẫn thực hiện 6 bước, đầu tiên là dùng chổi quét màu lên bìa, rồi dập bản in lên bìa, đặt ván in lên giấy, sau đó, dùng xơ mướp xoa lên mặt sau của tờ giấy, bóc tranh ra khỏi cỗ ván, cuối cùng là tô màu bức tranh. Với các bước đơn giản trên, các con đã hoàn thành một bức tranh thủ công in khắc hình Bác Hồ kính yêu, sau đó được mang tác phẩm đầy ý nghĩa này về nhà, treo trên góc học tập. Đây thực sự là một trải nghiệm quý giá và xúc động”.
Cùng với trải nghiệm làm tranh thủ công về Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang tập trung trưng bày chuyên đề "Hồ Chí Minh – những nét phác họa chân dung”. Đây là sự kiện nổi bật do Ban Tuyên giáo T.Ư, Văn phòng T.Ư Đảng, Bộ VH-TT&DL, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, các hiện vật, tài liệu giới thiệu trong trưng bày lần này thể hiện sinh động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất của truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, là tấm gương cho mỗi người dân học tập, noi theo.
Với cách tiếp cận mới, trưng bày lần này giới thiệu đến công chúng trên 200 hiện vật, tư liệu ảnh, tranh cổ động đặc sắc, được sắp xếp theo 6 nội dung: Nguyễn Sinh Cung - Cậu bé giàu nghị lực; Nguyễn Tất Thành - Người thanh niên yêu nước tiến bộ; Nguyễn Ái Quốc - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung; Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo thiên tài; Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa lớn; Hồ Chí Minh - Chân dung đời thường. Không những giới thiệu sâu sắc và toàn diện về con người, cuộc đời, tư tưởng của Bác, trong cuộc trưng bày lần này còn có những hiện vật, tài liệu lần đầu tiên được giới thiệu.
Được biết, trưng bày mở cửa đón khách thăm quan từ ngày 7/5, cùng với đó là triển lãm "Những tấm gương bình dị mà cao quý” giới thiệu 130 tấm gương người tốt, việc tốt ở khắp mọi miền đất nước, trong phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây là những hoạt động đầy ý nghĩa, mang tới trải nghiệm đặc biệt, khó quên cho bất cứ ai đến thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Thu Trang
Nhiều bộ phim truyền hình gây "bão” trong thời gian qua như được vinh danh tại Lễ công bố và trao giải Cánh diều.
Nhằm phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật gắn liền cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách tham quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa thiết lập gian lưu niệm về Bác Hồ rộng khoảng 200 m2 ngay tại tầng một của bảo tàng. Đây là công trình đặc biệt kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập Bảo tàng.
(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính quyền cách mạng Việt Nam - nơi đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thăm xã Cố Nghĩa - Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy) để thấy được diện mạo tươi mới, ấm no của quê hương.
"Tháng Năm nhớ Bác" là chủ đề chương trình diễn ra từ ngày 4 đến 31-5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ðồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện về Bác Hồ do chính đồng bào các dân tộc thiểu số kể với khách tham quan.
Thư viện Ðồng Nai vừa tổ chức trưng bày và xếp sách nghệ thuật chuyên đề Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).
(HBĐT) - Về Liên Vũ, nay là thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đi một vòng qua các xóm Vôi, Chiềng Cả, Cháy, Beo… thực sự tôi không còn thấy đậm sắc bản Mường. Bởi, ven các cung đường liên xóm, phần lớn ngôi nhà sàn truyền thống đã được thay bằng những ngôi nhà bê tông cốt thép từ 1 - 3 tầng. Chỉ khi tìm hiểu đời sống trong dân mới thấy hồn Mường trong đó.