Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), thiết thực triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Nhà xuất bản Thông tấn đã xuất bản và giới thiệu tới bạn đọc cả nước cuốn sách "Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức".

Cuốn sách do Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Như Ý (chủ biên) dày công sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp, suy ngẫm từ hơn 10 nghìn trang sách trong 15 tập Hồ Chí Minh toàn tập (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011).

Cuốn sách cung cấp cho độc giả gần 5.000 câu trích nguyên bản có tính triết lý và tính giáo huấn sâu sắc, sinh động, dễ hiểu, như là những câu danh ngôn hoặc có tính danh ngôn, thể hiện một cách toàn diện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về tư cách đạo đức, tác phong của người cán bộ. Mỗi câu được trích dẫn trong công trình này đều có chú thích đầy đủ xuất xứ để khi người đọc cần hiểu toàn diện hơn có thể dễ dàng tìm về nguồn gốc. Có thể nói, đây là công trình rất sáng tạo, độc đáo, thiết thực và thực sự có ý nghĩa chính trị, tư tưởng và văn hóa.

Bìa cuốn sách "Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức". (Ảnh: G.H)

Không giống như các sách viết về Hồ Chí Minh ở các thể loại: hồi ký, thơ, truyện, chuyên khảo, báo cáo chuyên đề... "Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức" tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh theo một cách khác: không thuyết trình, giảng giải, phân tích, chứng minh bằng lời lẽ của người viết sách, để cho độc giả "đọc" trực tiếp vào trong tư duy, trong suy nghĩ, trong những ấp ủ, dự định, toan tính, những trăn trở, hy vọng và tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng bằng một công cụ đặc biệt trong tay, là những lời nói, những câu danh ngôn của chính Người.

Nhà xuất bản Thông tấn hy vọng cuốn sách "Hồ Chí Minh: Danh ngôn Tư tưởng - Đạo đức" sẽ trực tiếp góp phần làm cho minh triết Hồ Chí Minh đi vào đời sống của dân tộc, của người dân Việt Nam như một sức mạnh, một động lực, củng cố niềm tin khoa học vững chắc để dân tộc ta đi tới, đi đúng, đi xa hơn nữa vì mục đích cao đẹp mà cả đời mình Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi "phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân".

Qua cuốn sách có thể thấy những nội dung căn cốt nhất, cái hồn của minh triết Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động và nguyên gốc; đồng thời, qua đó, còn thấy hiện lên sáng rõ những phẩm chất vô cùng cao quý nhưng bình dị của nhân cách một con người vĩ đại - nhân cách Hồ Chí Minh.


Theo ĐCSVN

Các tin khác


Gian lưu niệm độc đáo tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nhằm phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật gắn liền cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách tham quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa thiết lập gian lưu niệm về Bác Hồ rộng khoảng 200 m2 ngay tại tầng một của bảo tàng. Đây là công trình đặc biệt kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập Bảo tàng.

Xã Phú Nghĩa tự hào đón Bác Hồ về thăm

(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính quyền cách mạng Việt Nam - nơi đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thăm xã Cố Nghĩa - Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy) để thấy được diện mạo tươi mới, ấm no của quê hương.

Ðồng bào dân tộc thiểu số kể chuyện Bác Hồ

"Tháng Năm nhớ Bác" là chủ đề chương trình diễn ra từ ngày 4 đến 31-5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ðồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm nhấn của chương trình là những câu chuyện về Bác Hồ do chính đồng bào các dân tộc thiểu số kể với khách tham quan.

Trưng bày và xếp sách nghệ thuật Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Bác Hồ

Thư viện Ðồng Nai vừa tổ chức trưng bày và xếp sách nghệ thuật chuyên đề Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020).

Giữ hồn Mường trong lời ca, điệu múa

(HBĐT) - Về Liên Vũ, nay là thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đi một vòng qua các xóm Vôi, Chiềng Cả, Cháy, Beo… thực sự tôi không còn thấy đậm sắc bản Mường. Bởi, ven các cung đường liên xóm, phần lớn ngôi nhà sàn truyền thống đã được thay bằng những ngôi nhà bê tông cốt thép từ 1 - 3 tầng. Chỉ khi tìm hiểu đời sống trong dân mới thấy hồn Mường trong đó.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dâng Người tiếng hát mùa Xuân"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 7/5 cho biết: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” sẽ diễn ra tối 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục