Hang Chùa - chùa Hang xã Yên Trị (Yên Thủy) là một quần thể di tích có nhiều hang động đẹp, không chỉ độc đáo với các bài ký, bài thơ của người xưa ghi trên vách đá, có nhiều di chỉ của nền văn hóa Hòa Bình, mà còn được biết đến với nét độc đáo của ngôi chùa cổ nằm trong hang đá. 

Với những giá trị lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, danh lam thắng cảnh, năm 1994, Hang Chùa - chùa Hang được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hang Chùa còn có tên là Văn Quan động, chùa Hang là tên thường gọi của ngôi chùa được xây dựng trong động Văn Quang, xưa kia chùa có tên chữ là Tham Lam tự. Gọi là Hang Chùa vì tại 4 động ở núi này, thì có tới 2 động có chùa ở trong đó. Vẻ đẹp của hang động không những chỉ được chùa tô điểm, mà tự thân những hang động này cũng có những vẻ đẹp, các bài ký, bài thơ của người xưa ghi lại trên vách đá đến nay còn nguyên giá trị. 

Chùa Hang với 2 ngôi chùa được xây dựng trong 2 hang, kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, trong chùa có hệ thống tượng phật được tạc từ thế kỷ XVIII là một di sản độc đáo, một hiện tượng Phật giáo thể hiện bằng nhân bản hiếm hoi của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.

Chùa Hang 1 nằm ở hang động thứ 2. Men theo đường lát đá phiến, gồm 53 bậc để đặt chân lên sân chùa ở bên tay trái, chùa nằm trong một ngách của hang. Trước cửa chùa là một khoảng sân rộng 6 m, dài 16 m, hai bên được bó nền bằng hai lớp đá phiến xanh, có thể trải chiếu để ngồi. Ở đây có một bàn cờ được khắc ngay trên đá hình vuông, phía trên cửa chùa còn có dòng chữ Hán khắc trên vách đá là "Lăng tiêu tiếu bích”, nghĩa là: Ngọn núi biếc cao vút, sương phủ mờ ảo. Chùa được xây dựng theo kiểu hình chữ nhất, có cấu trúc bằng gỗ, với hệ thống cột cái, cột quân, một cửa chính, hai cửa phụ hai bên và ván bưng xung quanh. 

Chùa được xây dựng từ lâu đời, được tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn, trên thượng lương chùa có ghi dòng chữ: "Hoàng triều Khải Định Nhâm tuất niên” (Năm Khải Định Nhâm Tuất 1892).

Từ cửa chùa Hang 1 rẽ phải khoảng 5 m là đến hang động thứ 3. Trong hang cũng có một ngôi chùa, đây chính là chùa Hang 2. Nhìn tổng thể chùa Hang 2 cũng được xây dựng có kết cấu như chùa Hang 1, với kiến trúc hình chữ nhất và hoàn toàn bằng gỗ. Ngôi chùa đã được xây dựng từ lâu, được trùng tu, tôn tạo lại vào thời nhà Nguyễn. Hiện, trên thượng lương chùa có ghi dòng chữ năm trùng tu: "Đại Nam Bảo Đại thập nhị niên tuế thứ Đinh Sửu thập nhị nguyệt, thập nhị nhật, lư­ơng thời thụ trụ thư­ợng lương đại cát lượng”. Nghĩa là chùa được tu bổ vào năm Bảo Đại thứ 12, tháng 12, ngày 12 năm Đinh Sửu (năm 1937).

Hang Chùa là một thắng cảnh nổi tiếng từ xưa đến nay ở tỉnh Hòa Bình, trong hang có dấu tích văn hóa từ thời đại "Văn hóa Hòa Bình" thời trung cổ, thời cận đại cho đến ngày nay, như trầm tích hoá thạch thức ăn của người xưa: vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ, quả chuông đồng được đúc vào thời trung đại năm Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783). Ngoài ra, các bài thơ, bài ký do người xưa ghi trên vách đá, là những văn tự thành văn rất hiếm hoi ở các di tích hang động của tỉnh Hoà Bình hiện nay. 

Ngoài những vết tích của nền "Văn hóa Hòa Bình”, núi Hang Chùa còn được biết đến là nơi lưu giữ vết tích thời chiến. Nơi đây trước kia là vùng núi hẻo lánh, nên Hang Chùa được bộ đội đào hầm rộng thênh thang xuyên núi làm kho vũ khí. Điều kỳ lạ nhất là trong núi Hang Chùa có một dòng sông ngầm chảy không bao giờ cạn, cũng chẳng ai biết con sông ngầm này có từ lúc nào, chỉ biết rằng chưa bao giờ người dân địa phương thấy cạn nước, nguồn nước chảy ra trong vắt, mùa hè thì mát lạnh, mùa đông thì rất ấm.

Hang Chùa - chùa Hang là một quần thể di tích có nhiều hang động, trải qua hàng trăm năm, với biến động của thiên nhiên và của cả con người, nhưng những vết tích lịch sử nơi đây vẫn còn giữ nguyên giá trị. Được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia, vào ngày 15 tháng giêng hàng năm, xã Yên Trị lại tưng bừng mở hội chùa Hang với mục đích cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đó là nét đẹp kết hợp giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa truyền thống. Đến với lễ hội, Nhân dân, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh chùa độc đáo trong hang đá, giao lưu văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. 


Hồng Ngọc

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục