(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa cùng dòng người, chúng tôi lên thăm Tượng đài Bác Hồ trên công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình. 


Thế hệ trẻ dâng hương, báo công tại Tượng đài Bác Hồ

Tượng đài tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng, chiều cao 18 m, được kết cấu bằng khối bê tông vững trãi nặng vài trăm tấn, từ chân Tượng đài lên khu vực tiền sảnh được thiết kế 79 bậc thang, tương ứng với 79 mùa xuân cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, một đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lo cho nước, cho dân được độc lập, ấm no, hạnh phúc.

Ý tưởng kiến trúc, xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện được hình thành từ sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bác đã ghé thăm Trường Thanh niên lao động XHCN, nay thuộc địa phận xã Yên Mông (TP Hòa Bình) vào mùa nước lũ, Nhân dân đã làm một bè mảng lớn để đưa Bác qua sông. Đứng trên mảng Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà và nói: Sau này nước nhà thống nhất, chúng ta phải chinh phục dòng sông này để ngăn lũ, phục vụ lợi ích Nhân dân. Thực hiện lời dạy của Người, bằng ý trí quyết tâm "Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”, cán bộ và Nhân dân trong tỉnh đã góp sức cùng cả nước vượt qua biết bao hy sinh, gian khổ, quyết tâm hoàn thành công trình thủy điện thế kỷ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sau này.

Ông Bùi Văn Tùng ở huyện Lạc Sơn chia sẻ: Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp sinh nhật Bác Hồ, gia đình tôi cùng bà con chòm xóm đều đến thăm, dân hương tại Tượng đài Bác Hồ, vừa thể hiện tình cảm kinh yêu với vị Cha già của dân tộc, cũng là dịp để giáo dục truyền thống cho lớp con cháu mình. Tượng đài Bác Hồ là nơi thể hiện tình cảm của cán bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước thường xuyên đến dâng hương, báo cáo với Bác về những thành quả trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần về thăm tỉnh Hòa Bình. Người gửi hàng chục bức thư, bức điện cùng những lời căn dặn đầy tâm huyết, động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thi đua lao động sản xuất, thi đua làm việc phục vụ kháng chiến, là động lực tinh thần to lớn để Đảng bộ, Nhân dân trong tỉnh phấn đấu thi đua chiến đấu, lao động, sản xuất và xây dựng quê hương. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn dành cho Bác Hồ tình cảm đặc biệt yêu thương, trân trọng. Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh, phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của Nhân dân. 

Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn khắc ghi lời dạy thiêng liêng của Bác, đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu cao độ và giành được những kết quả quan trọng. Từ một tỉnh có xuất phát điểm thấp, đời sống Nhân dân rất khó khăn, tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ. Diện mạo quê hương ngày càng đổi mới. Thế hệ trẻ được vun đắp, chăm lo, trẻ em được học hành đầy đủ. Đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện. Núi rừng đã có điện thay sao, giao thông vươn tới vùng sâu, vùng xa. Từ thành thị đến nông thôn ngày càng nhiều hơn những sắc màu tươi mới. Phố phường sầm uất, hối hả, đông vui. Diện mạo nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu được xây dựng ở nhiều vùng quê, góp phần thay đổi căn cơ sản xuất, chất lượng cuộc sống người dân.

Dâng hoa, dâng hương trước Tượng đài Bác Hồ những ngày tháng 5 lịch sử, kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Bác, bằng tình cảm trân trọng, yêu thương Bác vô hạn, mỗi con dân tỉnh Hòa Bình nguyện noi gương Bác, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, học hỏi, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành thật tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt Di chúc của Bác Hồ, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện các nghị quyết của T.Ư về xây dựng Đảng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, chuẩn bị thật tốt Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng phát triển như Bác vẫn hằng mong. 


 Linh Trang

Các tin khác


Trưng bày ''Khát vọng tự do'' của các chiến sĩ bị địch bắt tù đày

Ngày 14/5, trưng bày "Khát vọng tự do” diễn ra tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) thu hút sự tham gia của đông đảo nhân chứng lịch sử và công chúng.

Giữ gìn, phát triển khúc hát dân ca ví, giặm trên quê Bác

Lúc sinh thời, dù bộn bề công việc của Đảng, Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quý báu của mình cho khúc hát dân ca ví, giặm của quê nhà, vốn được Người trân trọng từ thuở còn trẻ và thường đi nghe hát phường vải. Và câu hò xứ Nghệ ấy vẫn day dứt theo Bác trước lúc đi xa.

Gia hạn thời gian nhận bài dự thi Phóng sự - Ký sự về chủ đề “Hòa Bình - Dấu ấn đổi mới” trên Báo Hoà Bình

(HBĐT) - Theo Kế hoạch số 53-KH/BHB, ngày 19/8/2019 của Báo Hòa Bình, Cuộc thi viết Phóng sự - Ký sự trên Báo Hòa Bình năm 2019 - 2020 sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/5/2020. 

Về nhà đi con’ và ‘Hạnh phúc của mẹ’ giành giải Cánh diều vàng

Nhiều bộ phim truyền hình gây "bão” trong thời gian qua như được vinh danh tại Lễ công bố và trao giải Cánh diều.

Gian lưu niệm độc đáo tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Nhằm phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật gắn liền cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách tham quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa thiết lập gian lưu niệm về Bác Hồ rộng khoảng 200 m2 ngay tại tầng một của bảo tàng. Đây là công trình đặc biệt kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 50 năm thành lập Bảo tàng.

Xã Phú Nghĩa tự hào đón Bác Hồ về thăm

(HBĐT) - Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi trở lại thăm Khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Chính quyền cách mạng Việt Nam - nơi đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia; thăm xã Cố Nghĩa - Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy) để thấy được diện mạo tươi mới, ấm no của quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục