(HBĐT) - Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Công văn số 1783/ BTV-VP ngày 18/2/2021 về việc hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.

 
 

Cán bộ Hội LHPN tỉnh duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống. 

Kế thừa kết quả hoạt động năm 2020, nhằm tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ, phát huy di sản văn hóa Việt Nam, chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2021), Đoàn Chủ tịch T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động "Tuần lễ Áo dài" từ ngày 1 - 8/3/2021 trên toàn quốc.
 
Để "Tuần lễ Áo dài" nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của hội viên, phụ nữ và nhân dân, Hội LHPN tỉnh đề nghị các Ủy viên Ban chấp hành Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN các huyện, thành phố, các đơn vị căn cứ tình hình dịch Covid-19, chủ động, sáng tạo, phối hợp để tổ chức các hoạt động tạo hiệu ứng lan tỏa vẻ đẹp áo dài tại địa phương, nơi công tác. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của "Tuần lễ Áo dài" trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh truyền thông xã hội nhằm khẳng định giá trị, vị thế của áo dài trong toàn xã hội; nắm bắt nhu cầu của các nhà thiết kế áo dài tại địa phương. Nếu các nhà thiết kế áo dài có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ về áo dài cho các bộ sưu tập áo dài thì Hội LHPN hỗ trợ, hướng dẫn các bước cụ thể, lập hồ sơ và các thủ tục liên quan…

Ngày 19/2/2021, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Công văn số 1784/ BTV-VP gửi BTV LĐLĐ tỉnh phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện "Tuần lễ áo dài”. Theo đó, chỉ đạo tuyên truyền, vận động nữ cán bộ, CCVC, đoàn viên công đoàn trên địa bàn mặc áo dài nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, nơi công cộng; khuyến khích nữ cán bộ, CCVC, đoàn viên công đoàn mặc áo dài trong các hội nghị, họp mặt, hội thi, sự kiện… do cơ quan, đơn vị tổ chức.


H.D (TH)

Các tin khác


Bảo vật quốc gia trong ngôi đình hàng trăm tuổi

Thoạt nhìn, quả chuông này không khác nhiều so với những quả chuông đồng vẫn thường được đặt ở các đình, chùa… Tuy nhiên, với bài minh gồm 210 chữ Hán được khắc bên trên, quả chuông khiến các nhà nghiên cứu văn hóa phải trầm trồ: Nó ra đời cách đây hơn một nghìn năm. Quả chuông ấy được công nhận là bảo vật quốc gia, hiện đang được gìn giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Cây mía trong đời sống của người Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, cây mía tím đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Mường. Không chỉ là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, cây mía còn là vật không thể thiếu trong những ngày trọng đại của bà con dân tộc Mường, nhất là ngày Tết và lễ cưới.

Rộn rã “đường cày đầu xuân”

(HBĐT) - Cùng với những nét đẹp văn hóa truyền thống được khôi phục và gìn giữ, ở các Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) những năm gần đây có sự tái hiện của một nghi lễ độc đáo, đó là nghi thức "đường cày đầu Xuân", hay còn còn gọi là xuống đồng "đi cày, đi cấy đầu Xuân".

Đón Tết cổ truyền của tuổi trẻ hiện đại

(HBĐT) - Tết Nguyên đán là dịp được nghỉ lễ dài nhất trong năm, cũng là thời điểm được đoàn tụ với gia đình sau 1 năm. Đặc biệt là giới trẻ luôn mong Tết vì được gặp gỡ bạn bè, đi chơi thoải mái sau những ngày tháng đi học, đi làm. Mới mẻ, hiện đại và gọn nhẹ nhưng vẫn ngập tràn niềm vui, đó là xu hướng đón Tết của giới trẻ hiện nay ở Hòa Bình.

Thăm di tích “3 không” bên sông Bạch Đằng

(HBĐT) - Không rác thải, không hàng quán, không thu bất kỳ khoản phí nào là tôn chỉ "3 không” khiến nhiều người bất ngờ khi đến với khu di tích Bạch Đằng Giang (thuộc địa bàn thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).

Phục dựng nhà dài để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mạ

Tết Tân Sửu 2021, gia đình ông Điểu K’Bôi, ở xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, có nhà mới, nhà dài truyền thống được phục dựng theo nguyên tác của cha ông người Mạ (gọi là Châu Mạ) bản xứ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục