Nhân chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế chiều 4-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Quần thể Di tích Cố đô Huế. Ảnh VGP.
Sau 10 năm thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, đến nay mục tiêu "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” vẫn chưa đạt được. Do đó, cách đây hơn một năm, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với mục tiêu xây dựng tỉnh này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, đến nay Chính phủ đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế.
Dự thảo Nghị quyết cho phép áp dụng các tiêu chí đặc thù về quy mô, mật độ dân số, cân đối thu chi ngân sách, thu nhập bình quân đầu người và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm giúp Thừa Thiên Huế phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, qua đó từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Do đó, Dự thảo Nghị quyết đề xuất bốn chính sách chủ yếu liên quan đến phí tham quan di tích, Quỹ bảo tồn di sản Huế, mức dư nợ mà tỉnh này được vay và sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Đây là những chính sách quan trọng tạo điệu kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế có thể sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, như mục tiêu Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Theo Nhandan.com.vn
(HBĐT) - Mùa xuân, mùa của trời đất giao hòa, mùa của những lễ hội và những chuyến du xuân. Đến với từng vùng đất, địa danh của Hòa Bình - "Miền đất sử thi”, nhiều thi sĩ, nhân sĩ đã xúc cảm thành thơ, những vần thơ mộc mạc nhưng đã tô điểm cho miền quê tươi đẹp, khơi gợi cảm hứng du xuân.
(HBĐT) - Gác lại những bộn bè, lo toan sau một năm mưu sinh vất vả, khi hoa đào, hoa mận bung nở trên đỉnh núi cao Lạc Sơn, đó cũng là khi những câu hát Mường Khụ lại được cất lên. Câu hát làm cho mùa xuân ở Mường Khụ thêm rộn ràng, ấm áp, hân hoan.
(HBĐT) - Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Công văn số 1783/ BTV-VP ngày 18/2/2021 về việc hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.
(HBĐT) - Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện Cao Phong thời gian qua đã thực sự đi vào cuộc sống, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM) và đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.
(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) trong việc nêu gương sáng về giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, thu hút mọi người, mọi lứa tuổi cùng tham gia tập luyện, nâng cao sức khỏe để lao động, học tập và công tác, đến nay, huyện Tân Lạc đã xây dựng, duy trì nề nếp hoạt động của 211 câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT, với 3.044 hội viên tham gia.
(HBĐT) - Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong không tổ chức các hoạt động lễ hội như mọi năm do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vãn cảnh của người dân, các khu, điểm du lịch tín ngưỡng, tâm linh, một số danh lam thắng cảnh trên địa bàn vẫn mở cửa đón khách.