(HBĐT) - Mùa xuân, mùa của trời đất giao hòa, mùa của những lễ hội và những chuyến du xuân. Đến với từng vùng đất, địa danh của Hòa Bình - "Miền đất sử thi”, nhiều thi sĩ, nhân sĩ đã xúc cảm thành thơ, những vần thơ mộc mạc nhưng đã tô điểm cho miền quê tươi đẹp, khơi gợi cảm hứng du xuân.


Cảnh sắc hồ Hòa Bình đã đi vào thơ, ca với nguồn cảm hứng vô tận.

Gắn bó với vùng đất Hòa Bình hơn nửa cuộc đời, tác giả Nguyễn Phương Đông viết lời cảm nhận của mình qua những áng thơ: "Hành trình du lịch ngược xuôi/ Đừng quên điểm đến thăm, chơi Hòa Bình/ Một vùng sơn thủy hữu tình/ Núi xây thành lũy; sông sinh bạc vàng/ Thăm nơi làng cổ bốn Mường/ Bi - Vang - Thàng - Động sáng gương bao đời/ Mời du khách tới Kim Bôi/ Tắm dòng suối khoáng đất trời ban cho/ Đến Lạc Thủy vãng cảnh Tiên/ Sau thăm nhà máy in tiền quốc gia... Mời du khách tới Mường Vang/ Sông Thơm nuôi thảm lúa vàng, rừng xanh/ Nơi đây cảnh đẹp như tranh/ Rượu cần, cỗ lá tiếng lành đồn xa... Tiện đường thắng cảnh Mường Bi/ Thuần phong, mỹ tục, lễ nghi mo Mường/ Trở về vùng cam Cao Phong/ Bồng Lai vang tiếng; núi Rồng bay xa” - trích bài thơ "Hòa Bình thơ mộng”.  

Sống, làm việc ở Hòa Bình tới vài thập kỷ, tích cực nghe, nhìn, cảm nhận, tác giả Trịnh Hữu Thịnh thể hiện lời cảm thán qua thơ: "Hòa Bình phong cảnh đẹp thay/ Núi cao chót vót mây bay la đà/ Nhà sàn thấp thoáng rừng già/ Trèo đèo, vượt suối băng qua sang bờ/ Suối tầng thác đổ nên thơ/ Níu chân lữ khách lượn lờ núi cao/ Lũng Vân, Miền Đồi mời chào/ Xuân về điểm các vườn đào thắm tươi” - trích bài thơ "Ấn tượng Hòa Bình”.

Đam mê nghề ảnh, vác máy tới nhiều nơi để "săn” những khoảnh khắc đẹp, tác giả Trần Quốc Dũng, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã phiêu diêu với cảnh sắc tươi mới của bản Lác, bản du lịch cộng đồng của huyện vùng cao Mai Châu: "Vấn vương bản Lác chiêng ngân/ Mơ, đào nở thắm đồi gần, đồi xa/ Sương giăng phủ nắng hiên nhà/ Lan khoe hương sắc, chan hòa yêu thương/ Vòng xòe bay bổng cánh rừng/ Trống chiêng khai hội tưng bừng mênh mang/ Sàn nhà bếp lửa rộn ràng/ Thơm hương hoa núi bay sang hoa vườn/ Bữa cơm nếp cẩm dẻo ngon/ Lời thương trong trẻo mãi còn trong tôi” - trích bài thơ "Vấn vương bản Lác”.

Với tâm hồn thi sĩ, đến với mỗi nơi trên vùng đất Hòa Bình yêu dấu, tác giả Trần Quang Thạch đều "ghi nhật ký” bằng những vần thơ: "Anh về Đà Bắc ngày xuân/ Đắm say một miền danh thắng/ Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng/Ngẩn ngơ du lịch cộng đồng” - trích "Đắm say Đà Bắc”. Về với Lương Sơn trong ngày nắng đẹp, những vần thơ ân tình được buông lẩy: "…Em đưa anh vào động Đá Bạc/ Danh lam kỳ thú giữa thiên nhiên/ Ta lạc chốn sơn lâm huyền thoại/ Truyền thuyết xưa về những nàng tiên/ Đây non ngàn hồng hoang bất tận/ Thác reo vui như khúc tình ca/ Em hẹn anh sang mùa xuân mới/ Ta lại vào hang, động mênh mang/ Khám phá thêm bao điều kỳ diệu/ Đất Lương Sơn nhịp sống rộn ràng…”. Đôi lần đến với Mường Thàng (Cao Phong) chứng kiến sự đổi thay kỳ vĩ, tác giả lại kết nên những vần thơ trong "Say đắm Mường Thàng”: "Khách gần, xa đến với Mường Thàng/ Cứ mộng mơ danh lam kỳ vĩ/ Núi Đầu Rồng lung linh hang động/ Níu chân người về đất Cao Phong/ Đền Bồng Lai khách vào chiêm ngưỡng/ Chốn linh thiêng đẹp đẽ vô cùng/ Nén nhang thơm lòng thành kính cẩn/ Nghe mê hồn làn điệu hát văn/ Bơi thuyền lên Thung Nai thơ mộng/ Mặt hồ xanh gợn sóng mênh mang/ Đảo nhỏ, đảo to đầy quyến rũ/ Miền ngược, miền xuôi đến ngỡ ngàng/ Trở về với bản mường Giang Mỗ/ Mái nhà sàn xen giữa những vòm xanh/ Ruộng bậc thang sương giăng huyền ảo/ Gái Mường Thàng duyên dáng dễ thương”.

Về vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc), tác giả Hữu Thông, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh lắng lòng để cảm nhận vẻ đẹp nên thơ của đất và người: Về Tân Lạc quê em/ Trời trong in bóng núi/ Nước rì rào khe suối/ Gió xanh non hơi rừng/ Anh đến với bản Mường/ Mái nhà sàn thấp thoáng/ Lối làng đan bước nắng/ Ngọn khói chiều giăng tơ/ Khụ Dọi cao vòi vọi/ Tạo nên dáng Cột Cờ/ Giữa đồng xanh sóng lúa/ Cho lòng anh ngẩn ngơ/ Hội Khai hạ Mường Bi/ Cờ hồng chen sắc lá/ Tiếng chiêng ngân vách đá/ Ngàn đời còn âm vang” - trích " Về Tân Lạc”.

Đất trời vào xuân, nơi nào cũng thơ mộng và đẹp đến nao lòng, mời gọi, nâng bước chân người đến với hành trình du xuân. Nhưng, vì lý do đặc biệt mà căn nguyên là đại dịch Covid-19, sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhiều người, nhiều gia đình không thể dặm bước du xuân để đến với các điểm du lịch tâm linh như chùa Tiên, quần thể di tích Thác Bờ trên hồ Hòa Bình hay các lễ hội ở 4 Mường Bi, Vang, Thàng, Động như mọi năm. Trong điều kiện đó, du xuân qua những vần thơ cũng là một ý tưởng đẹp để thấy yêu hơn, tự hào hơn về vùng đất, con người Hòa Bình nên thơ và tràn đầy xuân sắc.

Lam Nguyệt
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Tuân thủ 5K khi vãn cảnh đầu xuân

(HBĐT) - Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong không tổ chức các hoạt động lễ hội như mọi năm do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vãn cảnh của người dân, các khu, điểm du lịch tín ngưỡng, tâm linh, một số danh lam thắng cảnh trên địa bàn vẫn mở cửa đón khách.

Các di tích, cơ sở thờ tự thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trong mùa lễ hội

Mặc dù đang là cao điểm mùa lễ hội xuân, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã hạn chế đến mức thấp nhất hoặc dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ghi nhận của phóng viên tại một số địa phương cho thấy, hầu hết chính quyền, đơn vị quản lý các di tích, chùa chiền, cơ sở thờ tự, tôn giáo tại các địa phương đã thực hiện nghiêm quy định này.

Bảo vật quốc gia trong ngôi đình hàng trăm tuổi

Thoạt nhìn, quả chuông này không khác nhiều so với những quả chuông đồng vẫn thường được đặt ở các đình, chùa… Tuy nhiên, với bài minh gồm 210 chữ Hán được khắc bên trên, quả chuông khiến các nhà nghiên cứu văn hóa phải trầm trồ: Nó ra đời cách đây hơn một nghìn năm. Quả chuông ấy được công nhận là bảo vật quốc gia, hiện đang được gìn giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Cây mía trong đời sống của người Mường

(HBĐT) - Từ xa xưa, cây mía tím đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Mường. Không chỉ là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, cây mía còn là vật không thể thiếu trong những ngày trọng đại của bà con dân tộc Mường, nhất là ngày Tết và lễ cưới.

Rộn rã “đường cày đầu xuân”

(HBĐT) - Cùng với những nét đẹp văn hóa truyền thống được khôi phục và gìn giữ, ở các Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) những năm gần đây có sự tái hiện của một nghi lễ độc đáo, đó là nghi thức "đường cày đầu Xuân", hay còn còn gọi là xuống đồng "đi cày, đi cấy đầu Xuân".

Đón Tết cổ truyền của tuổi trẻ hiện đại

(HBĐT) - Tết Nguyên đán là dịp được nghỉ lễ dài nhất trong năm, cũng là thời điểm được đoàn tụ với gia đình sau 1 năm. Đặc biệt là giới trẻ luôn mong Tết vì được gặp gỡ bạn bè, đi chơi thoải mái sau những ngày tháng đi học, đi làm. Mới mẻ, hiện đại và gọn nhẹ nhưng vẫn ngập tràn niềm vui, đó là xu hướng đón Tết của giới trẻ hiện nay ở Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục