Sau thời gian ngưng chiếu tại các rạp phim trên toàn quốc để thực hiện công tác phòng dịch COVID-19, hiện chỉ có phim "Kiều @” là bộ phim Việt Nam đầu tiên được xuất hiện tại các rạp chiếu phim trên cả nước.
Hai diễn viên Phan Thị Mơ (vai Hương - trong hình tượng Thúy Kiều thời @) và Cao Thái Hà (vai Phấn - trong hình tượng Thúy Vân thời @).
Đạo diễn Đỗ Thành An cho biết: "Hiện nay, dịch bệnh được kiểm soát tốt, các cụm rạp ở TP Hồ Chí Minh đã được phép đón người xem từ ngày 1/3. Hoà chung niềm vui ấy, chúng tôi tổ chức hai buổi ra mắt phim "Kiều @” ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chính là để gợi cảm hứng và kích thích khán giả quay lại với màn ảnh rộng tại hai thành phố lớn”, đạo diễn Đỗ Thành An nói.
Cụ thể, phim ra mắt ngày ngày 28/2 tại Nhà hát lớn Hà Nội (lúc 17 giờ) và ngày 1/3 tại Lotte Cinema Nam Sài Gòn, Quận 7, TP Hồ Chí Minh (lúc 18 giờ).
Trước hai buổi ra mắt này, nhà sản xuất bộ phim đã tổ chức một suất chiếu thân mật và hạn chế người xem cho báo giới và những bạn hữu thân tín của phim tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 24/2. Tại buổi chiếu này, đoàn phim "Kiều @" cũng vinh hạnh được đón nhận kỷ lục "Bộ phim điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam quay bằng kỹ thuật One Shot – Cú máy tiếp diễn có thời lượng trên 90 phút”. Kỷ lục này được trao bởi hội Kỷ lục gia Việt Nam. Như vậy, đến nay, dự án phim "Kiều @” đã nhận được hai kỷ lục Việt Nam. Kỷ lục đầu tiên là kỷ lục trao cho cuốn sách "Kiều @ - Cú máy linh hồn”, cuốn sách được xem như là biên niên sử của bộ phim one shot đầu tiên tại Việt Nam và là phim one shot thứ 31 trên thế giới.
Một cảnh trong phim Kiều @ của đạo diễn Đỗ Thành An.
Phim "Kiều @” thuộc thể loại tâm lý, tình cảm gia đình, được lấy cảm hứng từ tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn huyện Cao Phong thời gian qua đã thực sự đi vào cuộc sống, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (NTM) và đô thị văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện.
(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) trong việc nêu gương sáng về giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, thu hút mọi người, mọi lứa tuổi cùng tham gia tập luyện, nâng cao sức khỏe để lao động, học tập và công tác, đến nay, huyện Tân Lạc đã xây dựng, duy trì nề nếp hoạt động của 211 câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của NCT, với 3.044 hội viên tham gia.
(HBĐT) - Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong không tổ chức các hoạt động lễ hội như mọi năm do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vãn cảnh của người dân, các khu, điểm du lịch tín ngưỡng, tâm linh, một số danh lam thắng cảnh trên địa bàn vẫn mở cửa đón khách.
Mặc dù đang là cao điểm mùa lễ hội xuân, nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố đã hạn chế đến mức thấp nhất hoặc dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, đóng cửa các di tích, cơ sở thờ tự, tôn giáo, tránh tập trung đông người để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ghi nhận của phóng viên tại một số địa phương cho thấy, hầu hết chính quyền, đơn vị quản lý các di tích, chùa chiền, cơ sở thờ tự, tôn giáo tại các địa phương đã thực hiện nghiêm quy định này.
Thoạt nhìn, quả chuông này không khác nhiều so với những quả chuông đồng vẫn thường được đặt ở các đình, chùa… Tuy nhiên, với bài minh gồm 210 chữ Hán được khắc bên trên, quả chuông khiến các nhà nghiên cứu văn hóa phải trầm trồ: Nó ra đời cách đây hơn một nghìn năm. Quả chuông ấy được công nhận là bảo vật quốc gia, hiện đang được gìn giữ tại đình Nhật Tảo, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
(HBĐT) - Từ xa xưa, cây mía tím đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Mường. Không chỉ là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, cây mía còn là vật không thể thiếu trong những ngày trọng đại của bà con dân tộc Mường, nhất là ngày Tết và lễ cưới.