Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên vừa ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND nhằm rà soát, đánh giá lại hiện trạng các điểm di tích; xác định rõ ranh giới phạm vi đất di tích cần được khoanh vùng, bảo vệ; thực hiện cắm mốc bảo vệ di tích đồng thời phục vụ lập hồ sơ pháp lý liên quan đến các điểm di tích.
Đồi A1 là một trong 45 điểm di tích thành phần thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
Trong giai đoạn 2023 - 2026, Điện Biên dành hơn 130 tỷ đồng để thực hiện dự án Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các điểm di tích thuộc Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
Số kinh phí trên được dùng để thực hiện các phần việc: Trích đo chỉnh lý trong hệ tọa độ quốc gia VN2000 cho 45/45 điểm di tích; Đo đạc, định vị, cắm mốc bảo vệ có gắn hệ tọa độ VN2000 cho 45/45 theo điểm di tích; Đền bù, giải phóng mặt bằng cho 26/45 điểm di tích; Lập hồ sơ thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 43/45 điểm di tích; Dò phá bom mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh cho 6 điểm di tích chưa thực hiện trùng tu, tôn tạo; Hoàn thiện hồ sơ khoa học cho 22 điểm di tích được xếp hạng đặc cách chưa có đủ thành phần hồ sơ theo quy định.
Di tích lịch sử Điện Biên Phủ được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong quần thể di tích có 45 điểm di tích thành phần nằm trên địa bàn TP Điện Biên Phủ và hai huyện gồm: Điện Biên, Tuần Giáo.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, vì vậy Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ luôn đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại và xuống cấp. Nhiều điểm di tích trên địa bàn TP Điện Biên Phủ có nhiều hộ dân đang sinh sống trong vùng bảo vệ của di tích, là nguyên nhân nhiều điểm di tích vẫn tiếp tục bị người dân lấn chiếm, san lấp, rất khó khăn cho công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
TheoNhandan
(HBĐT) - Tuyên truyền, cổ động, triển lãm… gọi chung là tuyên truyền, cổ động trực quan được xem là "cẩm nang” để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng Nhân dân. Bởi vậy, ngay trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh (TTVHĐA) tỉnh vẫn duy trì tốt dòng chảy cho công tác tuyên truyền.
(HBĐT) - Chiều 13/8, UBND tỉnh tổ chức họp thống nhất nội dung dự thảo Nghị quyết (NQ) và Đề án (ĐA) của BTV Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác gia đình ấm no tiến bộ, hạnh phúc văn minh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã đề cập mức hỗ trợ dành cho diễn viên, nghệ sĩ hưởng lương hạng bốn trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Đây được xem là bước đi thiết thực, ý nghĩa, góp phần kịp thời chia sẻ khó khăn cho đội ngũ nhân lực trẻ ở các loại hình nghệ thuật biểu diễn.
20 giờ 30 phút ngày 14/8, chương trình nghệ thuật trực tuyến "Ở nhà cùng vui” sẽ được livestream trực tiếp từ sáu điểm cầu: Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng), nhà riêng của nghệ sĩ Xuân Bắc (Hà Nội), nhà riêng của nghệ sĩ Trương Ngọc Ánh (TP Hồ Chí Minh).
Không còn là những tiết mục mang tính tự phát của một vài cá nhân, việc thực hiện những chương trình biểu diễn trên nền tảng Internet đã phần nào trở thành lựa chọn của các nhà hát - thậm chí là của các đơn vị quản lý văn hóa - trong mùa dịch.
"Ngày mai bình yên” là bộ phim truyền hình mới nhất ghi lại cuộc sống của người dân những ngày căng mình chống dịch Covid-19 thông qua câu chuyện của một gia đình. Cũng là những biến động xã hội, những thay đổi của mỗi người, mỗi gia đình để thích nghi với tình hình mới, "Ngày mai bình yên” khai thác những tình huống gần gũi với đời thường, và cũng không thể thiếu những khoảnh khắc hài hước, đem lại sự thoải mái cho khán giả.