Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 16/9 cho biết: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm; Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Triển lãm "Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam năm 2021” và "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ” từ ngày 20/9 -31/12 bằng hình thức online tại địa chỉ website http://ape.gov.vn; http://trienlamvhnt.vn.


Trẻ em thích thú với đồ chơi trung thu truyền thống. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN

Đây là hoạt động nhằm tạo ra sáng tạo có ý nghĩa, tác động tích cực vào quá trình giáo dục thẩm mỹ của các em thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Triển lãm sẽ đưa các em tới một Lễ hội Trung thu truyền thống đậm nét dân gian, đáp ứng nhu cầu thưởng thức về văn hóa cho các cháu thiếu nhi.

Triển lãm "Giải thưởng Mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” diễn ra định kỳ 2 năm/lần, dành cho thiếu niên, nhi đồng từ 5-15 tuổi nhằm khuyến khích phát triển hoạt động mỹ thuật của thiếu nhi trong và ngoài nhà trường. Thông qua đó, Ban Tổ chức mong muốn tạo ra hoạt động sáng tạo có ý nghĩa, tác động tích cực vào quá trình giáo dục thẩm mỹ của các em.  

Năm 2021, sau gần 3 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 5.000 tác phẩm gửi tham gia, có 409 tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm lần này. Trong số các tác phẩm trưng bày, Ban Tổ chức chọn được 39 tác giả để trao giải cá nhân (3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 10 giải Ba, 20 giải Khuyến kích) và 10 giải tập thể. Các tác phẩm đã thể hiện sinh động tình yêu quê hương, đất nước Việt Nam, phản ánh cuộc sống, sinh hoạt, vui chơi của các em thiếu nhi; tình yêu của thiếu nhi với Bác Hồ, ông bà, cha mẹ, gia đình. Bên cạnh đó là tranh về bảo vệ môi trường, phòng chống dịch COVID-19, mong ước một thế giới hòa bình, hạnh phúc…

Tiếp đó là triển lãm "Trung thu trong ánh mắt trẻ thơ” góp phần truyền tải những hồi ức đẹp thông qua nhiều hình ảnh về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng nhân dịp tết Trung thu; hoạt động nhân Trung thu truyền thống Việt Nam và một số nước châu Á.

Phần này cũng trưng bày thư chúc Tết, thơ của Bác Hồ gửi các cháu nhân dịp Tết Trung thu; hình ảnh Bác gần gũi và yêu mến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Cùng với đó là hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vui tết Trung thu cùng các cháu thiếu niên, nhi đồng...

Triển lãm cũng giới thiệu khái quát về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Trung thu; Trung thu Hà Nội xưa với những bức ảnh về sinh hoạt trong ngày Tết Trung thu nhiều năm trước... Triển lãm trưng bày, giới thiệu các loại đồ chơi trung thu truyền thống gắn với nhiều thế hệ vừa đẹp, an toàn, thân thiện với môi trường, được thể hiện bằng nghệ thuật sắp đặt như: Đèn ông sao, đèn lồng, đèn cù, đèn kéo quân, trống ếch, trống lắc tay, trống bỏi, mặt nạ giấy bồi, đồ chơi làm từ giấy bồi, tàu thủy sắt tây, tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, đầu sư tử, tò he, thỏ đánh trống, diều sáo, chuồn chuồn tre... Các bạn nhỏ cũng sẽ được tham quan Tết Trung thu ở một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Philippines, Trung Quốc...

Triển lãm tranh thiếu nhi với chủ đề "Vững tin Việt Nam" do Hội đồng đội Trung ương phát động từ ngày 22/6-10/8. Nhân dịp này, Ban tổ chức lựa chọn 120 bức tranh từ 101.788 tác phẩm dự thi để trưng bày. Những bức tranh của các em nhỏ đã động viên, cổ vũ và ca ngợi những hình ảnh đẹp, lòng biết ơn, sự tri ân đối với các lực lượng xã hội đang thực hiện nhiệm vụ nơi tuyến đầu, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chung tay vượt qua đại dịch COVID-19. Mỗi bức tranh gửi về dự thi, đơn vị tài trợ trích ủng hộ 2.000 đồng vào Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, tổng số tiền đã ủng hộ là 210 triệu đồng.

Ngoài triển lãm còn có khu vực trưng bày ứng dụng công nghệ sáng tạo Sunday Questacon "Cùng các em trải nghiệm và tìm hiểu về Trung thu”, giới thiệu giao lưu với robot trí tuệ nhân tạo của Việt Nam bằng ngôn ngữ tự nhiên, trò chuyện, giải đáp thắc mắc, kể chuyện, giải Toán, đọc thơ... Khu trưng bày trải nghiệm đồ chơi STEAM giới thiệu đồ chơi thông minh, thông qua trải nghiệm nghệ thuật, hoạt động vui chơi vận động cho các cháu thiếu nhi, từ đó kích sự sáng tạo và khả năng tư duy.


Theo TTXVN

Các tin khác


Trao thưởng cho độc giả đạt giải cao cuộc thi "Đại sứ văn hoá đọc năm 2021" và Đọc xuyên mùa hè 2021

(HBĐT) - Ngày 12/9, Không gian đọc T.M tổ chức tặng thưởng cho các độc giả đạt giải cao trong cuộc thi "Đại sứ văn hoá đọc năm 2021" và Đọc xuyên mùa hè 2021. Tham dự có lãnh đạo Bảo tàng tỉnh (Sở VH-TT&DL). 

Trưng này trực tuyến "Trung thu sum vầy" tại Hoàng thành Thăng Long

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, từ ngày 19/9, đơn vị này sẽ tổ chức chương trình trưng bày Trung thu 2021 bằng hình thức trực tuyến với chủ đề "Trung thu sum vầy" tại website: hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.

Báo Hòa Bình: Tập huấn viết chữ Mường cho phóng viên, biên tập viên

(HBĐT) - Trong 2 ngày (11 - 12/9), Báo Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn viết chữ Mường cho 10 cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong cơ quan. Đây là những cán bộ người dân tộc Mường, biết nói tiếng Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng giảng dạy kết hợp bằng cả tiếng Việt và tiếng Mường. Lớp tập huấn được tổ chức đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Phường Hữu Nghị: Bồi đắp tình yêu văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ

(HBĐT) - Nằm giữa lòng TP Hòa Bình nhưng người dân phường Hữu Nghị vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Không chỉ giữ gìn bản sắc dân tộc ở những người lớn tuổi, mà việc bồi đắp tình yêu và trao truyền cho thế hệ trẻ được bà con nơi đây rất chú trọng. Là phường đầu tiên tại thành phố thành lập được Câu lạc bộ (CLB) văn hoá, văn nghệ dân gian, đến nay CLB duy trì hoạt động hiệu quả, tiếp tục truyền lửa cho thanh, thiếu niên.

Tăng cường lãnh đạo, quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 1/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

Xã Tân Mỹ: Giữ bản sắc văn hóa nhà sàn Mường

(HBĐT) - Về vùng chiến khu cách mạng Mường Khói, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), ấn tượng đầu tiên là các nhà văn hóa xóm, bản và nhà ở trong dân chủ yếu là nhà sàn làm từ vật liệu mới, vừa bền vững mà giữ được nét đẹp truyền thống của người Mường. Thay vì sử dụng gỗ tự nhiên và các loại tranh, tre, nứa, đa số nhà sàn của bà con có kết cấu bằng bê tông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục