(HBĐT) - Bên cạnh việc chuẩn bị đủ thứ đồ ăn ngon trong những ngày Tết, thì việc lựa chọn loại gạo ngon để có bát cơm trắng thơm dẻo dâng tổ tiên trong mâm cỗ Tết cũng đặc biệt quan trọng. Và câu chuyện, cảm xúc về hạt gạo, bát cơm trắng vẫn luôn là câu chuyện ý nghĩa, đầu tiên, trân trọng mà người già trong nhà dạy bảo con cháu.

 

Niềm vui được mùa của người dân Miền Đồi (Lạc Sơn).

 

 


Hạt cơm là hạt ngọc của trời

 

Nhặt từng hạt cơm rơi trên sànđể gọn vào cái bát hoặc góc mâm, hay mỗi lần ăn cơm còn sót nhiều trong bát, bà tôi vẫn thường nhắc: "Hạt cơm là hạt ngọc của trời, đừng để rơi vãi, lãng phí”. Đó cũng là bài học ý nghĩa dạy con cháu biết trân quý hạt gạo của người già tronggia đình bao đời nay ở quê Mường tôi nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Từ nhỏ, qua những câu chuyện của bà về hạt gạo, hạt cơm, chưa thực sự thấu hiểu những giá trị lớn lao, chỉ cảm nhận được mùi thơm, vị ngọt đặc biệt của bát cơm khi dạ đói; chỉ biết thứ gạo nếp được bà cất giữ cẩn thận chờ các cháu về chơi sẽ làm những món bánh thơm, dẻo như: Bánh ốc, bánh uôi, bánh ống…; để khi nhà có khách hay con cháu về chơi, những bát gạo nếp thơm,bát gạo tẻ quýđượcgói ghém làm quà. Tôi nhớ lắm mỗi lần về quê chơi, đến ngày chuẩn bị lên thành phố, bà lại bảo chú bắc thang trèo lên gác mái lấy tải thóc ngon nhất để đi xátlàm quà cho tôi. Bà bảo: "Vụ hè thu năm nào người Mường quê mình cũng chọn một thửa ruộng tốt nhất, trồng thứ gạo ngon, dẻo nhất để ăn Tết. Loại cơm tẻ, loại gạo nếp đặc biệt canh tác theo phương thức cổ truyền để làm bánh, dâng lên tổ tiên ngày Tết, để làm quà quý cho con cháu ở xa về chơi…”. Trân quý lắm món quà ý nghĩa đong đầy trong hạt gạo, bát cơm quê Mường tôi!

 

Dẻo thơm cơm gạo xứ Mường

 

Tự hào, khắc ghi, những câu chuyện về hạt gạo gắn với lịch sử quê Mường, nên mỗi lần về quê, hoặc có dịpqua các làng Mường ở vùng Mường Vang, bố tôi lại nhắc câu chuyện về hạt lúa. Rằng, quê tôi - Mường Vang là một trong những trung tâm văn hóa cổ của tỉnh. Tại hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn), mái đá làng Vành, năm 1982, các nhà khảo cổ học đã khai quật và thu được một số hiện vật, công cụ bằng đá, xương động vật và dấu tích hạt lúa hóa thạch - một ý nghĩa to lớn, một minh chứng cho sự nổi tiếng của cơm lúa Mường Vang. Mảnh đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi, sự chăm chỉ, cần mẫn, nhạy bén của con người đã làm nên nét đẹp trong đời sống văn hóa riêng của người Mường nói chung và người Mường Vang nói riêng.

 

Thung lũng Mường Vang trải rộng, được bao bọc bởi núi, ôm trong lòng là suối, con người ôn hòa, gần gũi, cần mẫn, siêng năng. Nơi đâylưu giữ một kho tàng chuyện kể về sự trân trọng của con người với hạt gạo, hạt thóc ngay từ lúc mới ủ mạ, người nông dân đã dày công chăm sóc lên rừng lấy lá đủ để lót (một loại lá có lông rất mềm, có tác dụng ủ ấm cho hạt) và lấy lá giàu phủ lên. Công việc này còn ấp ủ một mong ước của nông dân về sự đủ, giàu. Rồi khi lúa đã cấy, ý thức của mỗi người trong việc chăm sóc, thăm đồng thường xuyên cũngđược thể hiện rõ. Một gốc lúa bị nổi rễ dù không phải ruộng lúa nhà mình cũng sẵn lòng cấy lại, không để cho cây lúa bị trôi dạt, công việc này sẽ được ông trời chứng giám, phù hộ cho mùa màng bội thu. Khi ăn bát cơm mới, bát cơm đầu tiên phải để cho người chủ trong nhà ăn trước. Những bó lúa mang về nhà không được để cho trẻ con ngồi hay giẫm lên, mà được cất giữ trên gác cao trong ngôi nhà sàn. Ngày bảy hàng năm đều làm lễ ra đồng, cầu cho mùa màng bội thu, trừ đi tà ma, sâu bệnh… Sự ưu ái và trân trọng với cây lúa của con người Mường Vang đã được đền đáp. Cây lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho mỗi gia đình...

 

Ngoài vựa lúa Mường Vang, Lạc Sơn còn có gạo nếp thơm, gạo bao thai Miền Đồi với vị ngon đặc trưng. Đây là những sản phẩm nông nghiệp của bà con người Mường trồng trên những cung ruộng bậc thang ngút ngàn, đẹp miên man như những bậc thang lên trời… Ở Mường Động (Kim Bôi) có vựa lúa ở Vĩnh Đồng, vựa lúa ở Mường Cóc, xã Kim Bôi… Những vựa lúa không chỉ đem lại sự ấm no, sung túc cho người dân mà luôn để lại những dấu ấn truyền thống, văn hóa độc đáo của người Mường.

  Hồng Duyên

                                                                            


 

Các tin khác


Dậy đi nào chiêng ơi!

(HBĐT) - Daậyl đi, daậyl đi nào chiêng ơi... Tiếng của ông mo Bùi Văn Lựng ở xóm Mường Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thì thầm gọi chiêng. Bàn tay trần xoa trên núm, chiêng như hiểu được tiếng gọi, vươn mình thức dậy, đón mùa xuân đã về khắp các bản Mường trú phú, yên vui...

Đặc sắc điệu Đâm đuống của người Mường 

(HBĐT) -  Đâm đuống là một nét văn hóa lâu đời, độc đáo của người Mường, thường được tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà, biểu hiện tấm lòng trân trọng thành quả lao động của con người trong sản xuất nông nghiệp và sự đoàn kết của bà con trong bản Mường.

Keng Loóng vũ điệu mùa xuân

(HBĐT) - Hiếm có nơi nào, dân tộc nào lại có sự sáng tạo như người Thái huyện Mai Châu bởi họ biết biến đồ dùng và công cụ lao động hàng ngày trở thành một loại nhạc cụ độc đáo, đó là keng loóng. Trong không khí ngày xuân, keng loóng là phần quan trọng góp vui. Các cô gái Thái Mai Châu vốn đã rất duyên dáng trong bộ váy dài truyền thống càng đẹp hơn khi cùng nhau keng loóng.

Tinh hoa tri thức Mường nhìn từ những bộ lịch cổ

(HBĐT) - Tết Nhâm Dần 2022 đã về. Cũng như bao gia đình khác, người Mường ở Hòa Bình tất bật chuẩn bị một năm mới mong cầu mọi điều may mắn, hanh thông trong công việc và cuộc sống. 28 Tết, chuẩn bị thịt lợn, gói bánh chưng cũng là lúc ông Mo, ông trượng bấm đốt ngón tay tính lịch "đá rò" chọn ngày cúng mời tổ tiên về ăn Tết, chọn giờ xuất hành cho năm mới bình an, khang khái.

Mùa Xuân Hòa Bình trong câu thơ, điệu nhạc

(HBĐT) - Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa đặc sắc, thẫm đẫm tình người, hồn sông, hồn núi, mùa xuân Hòa Bình đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận, là chất xúc tác để các nghệ sỹ tạo nên những tác phẩm thơ ca, nhạc họa… trường tồn mãi với thời gian, với lòng người.

Đưa dân ca Mường lan xa trên không gian mạng

(HBĐT) - Hàng nghìn năm qua, những câu hát Đúm giao duyên, Thường Rang, Bộ Mẹng… là dân ca như mạch suối ngầm dung dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Mường. Nhưng bất cập không thể vượt qua khi đó, lời nói, lời ca của các nghệ nhân như người xưa hay nói "lời nói gió bay”, không có phương tiện gì ghi lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục