Chương trình Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, do Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại không gian của Làng Văn hóa trong 2 ngày 12 và 13-2.




Đồng bào dân tộc biểu diễn múa sạp tại không gian của Làng văn hóa.

Trong khuôn khổ chương trình còn có các nghi lễ nhằm phục hồi, tái hiện, giới thiệu các lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết, vui xuân đặc trưng đã có từ nghìn đời nay. Ngày hội được tổ chức nhằm biểu thị tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, niềm tin chiến thắng đại dịch Covid-19 trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, hiệu quả, an toàn.

Tái hiện Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang là một trong những hoạt động điểm nhấn của chương trình. Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô (Hà Giang) là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012. Hiện hàng năm, Lễ cúng tổ tiên được người Lô Lô duy trì và thực hành đều đặn theo truyền thống. Ngoài ra, Ban tổ chức còn tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho tỉnh Lâm Đồng, Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong phong trào trồng cây, trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, công chức, viên chức và nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của việc trồng cây, trồng rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Năm nay, Ban tổ chức sẽ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần năm 2022.

Chương trình "Bài ca mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân đất nước” sẽ gồm các tiết mục nghệ thuật ca ngợi Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, con người, những thành tựu địa phương của dân tộc Chơ Ro tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;  giới thiệu sắc màu văn hoá vùng miền của các cộng đồng dân tộc nhân dịp đầu năm mới và niềm tin sắt son của đồng bào với Đảng, với Bác Hồ.


                          Theo QĐND

Các tin khác


Tết Việt truyền thống thích ứng với tình hình mới

Từ lâu nay, mọi người thường coi trọng việc giữ gìn văn hóa truyền thống Tết Nguyên đán để con cháu cùng hướng về nguồn cội, để hiểu hơn về phong tục tập quán của cha ông và hơn cả để nét đẹp đó sống mãi trong đời sống tinh thần người dân.

Rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc Mông

(HBĐT) - Trong cái xe lạnh của những này cuối năm, những thiếu nữ dân tộc Mông e ấp trong những bộ váy thổ cẩm sắc màu rực rỡ, đung đưa theo nhịp bước xuống núi về chợ phiên ngày Tết. Những bộ váy áo cầu kỳ với nhiều màu sắc ẩn hiện trong những rừng mận, rừng mơ, xa xa dưới các chân đồi tạo nên một không gian tuyệt đẹp, đặc trưng của vùng cao, khiến ai đã gặp là mê mẩn không muốn rời.

Người Tày Đà Bắc - giữ nét bản sắc trong ngày Tết

(HBĐT) - Từ trước ngày 28 Tết, mọi công việc đồng áng của đồng bào Tày Đà Bắc tạm gác lại. Ai nấy đều hối hả trở về nhà để chuẩn bị cho cái Tết đầm ấm sau một năm làm ăn bận rộn. Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Tày được nâng lên rất nhiều, những nét văn hóa truyền thống và hồn cốt của đồng bào dân tộc Tày được gìn giữ nguyên vẹn trong mỗi nếp nhà.

Kỳ bí hang động Hòa Bình

(HBĐT) - Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới khám phá hết được. Đó là những di sản thiên nhiên quý giá nằm trong đại ngàn hoang sơ - những thạch động đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn chứa nhiều câu chuyện mang sắc màu tâm linh kỳ bí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục