Ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc và diễn tấu nhạc ngũ âm.
Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Khmer.
Nằm trong chuỗi hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022, ngày 6/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống; Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc và diễn tấu nhạc ngũ âm. Hoạt động này thu hút sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống.
Ông Sơn Cao Thắng, Phó trưởng Bộ môn Nghệ thuật, Trường Đại học Trà Vinh cho biết các hoạt động diễn ra trong ngày hội đã tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của các tầng lớp nhân dân cũng như cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Theo Vụ Trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Thị Hải Nhung, hoạt động này nhằm bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đây cũng là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
Trình diễn trang phục dân tộc truyền thống dân tộc Khmer.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hải Nhung, các hoạt động được diễn ra trong khuôn khổ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII tại tỉnh Sóc Trăng và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 được tổ chức sôi nổi, trang trọng, thiết thực, hiệu quả, không phô trương lãng phí, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước, của khu vực và của địa phương. Các tiết mục tham dự được chọn lọc đều tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ, bảo đảm yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống...
Ngày hội với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ; Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Sóc Trăng chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ có đông đồng bào Khmer tổ chức.
Trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc.
Ngày hội có sự tham gia của 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng tiêu biểu đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ ở 12 tỉnh, thành phố gồm: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong có 3 dân tộc chính cùng sinh sống là Mường, Kinh, Dao. Trong đó, dân tộc Mường đông hơn cả với 72% tổng dân số. Cùng với phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống (VHTT) các dân tộc, đặc biệt là văn hoá dân tộc Mường.
Chiều 2/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật "Sắc màu cuộc sống”, giới thiệu đến công chúng yêu hội họa 50 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn.
(HBĐT) - Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có vị trí quan trọng là vùng chuyển tiếp từ vùng đồng bằng lên miền núi, chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển không gian văn hóa của đất và người nơi đây. Từ những đặc điểm về địa hình và sông ngòi cùng với sự tác động của khí hậu đến địa hình thông qua quá trình cac-xtơ hóa đã tạo nên các hang động, đồng thời hình thành nên các đồng bằng nhỏ xen kẽ các dãy núi tạo nên một vùng đất cổ với hệ động, thực vật phong phú. Do vậy, ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh tụ trên mảnh đất Hoà Bình, để lại một nền văn hoá nổi tiếng: Văn hoá Hoà Bình.
(HBĐT) - Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện Cao Phong phối hợp với Phòng VH&TT huyện vừa tổ chức khai giảng lớp truyền dạy Chiêng Mường cho 50 học sinh của nhà trường và ra mắt CLB "Giữ gìn bản sắc văn hoá Mường Thàng”.
(HBĐT) - Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á và Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật di tích khảo cổ học quốc gia hang xóm Trại, xã Tân Lập và mái đá làng Vành, xã Yên Phú (Lạc Sơn). Đây là 2 di tích khảo cổ học có hiện vật phong phú, tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình (VHHB) đã được nhà khảo cổ học Madeleine Colani và Viện Khảo cổ học khai quật từ lâu.