Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy ký ban hành Công văn số 418/BVHTTDL- VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.
Lễ hội Tiên Công hay còn có tên gọi khác là lễ "rước người”, là một lễ hội độc đáo và được người dân các xã, phường của vùng đảo Hà Nam (Quảng Ninh) duy trì tổ chức với quy mô khá lớn trên địa bàn. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Công văn nêu rõ: Nhằm thực hiện hiệu quả Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội theo phân cấp về thẩm quyền; thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Ban tổ chức lễ hội tại các địa phương thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP; Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/ 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” và các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tổ chức lễ hội bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý, không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân, xã hội và Nhà nước; rà soát khu vực dịch vụ bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn sông nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh công cộng.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, nhân dân và khách du lịch, đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ.
Đồng thời, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về giá trị, ý nghĩa đích thực của nghi lễ truyền thống trong các hoạt động lễ hội; thanh, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc…
Theo Baotintuc.vn
Tối 2/2 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang (1427-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, thành phố Bắc Giang và đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham dự.
Đền Chúa Thác Bờ nằm trong khu du lịch hồ Hoà Bình là điểm du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng. Vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần thơ mộng của nơi được ví như "Vịnh Hạ Long” trên cạn, cùng bản sắc văn hoá các dân tộc Mường, Dao, Tày và sự linh thiêng của khu di tích đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của rất nhiều người dân trong tỉnh và du khách thập phương mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Sáng 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh và đông đảo người dân, du khách.
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, các bản làng ở 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động lại hân hoan mở hội. Cùng với bảo tồn, phục dựng các lễ hội thì nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo được tái hiện, tạo ấn tượng và sức hút với người dân cùng đông đảo du khách.
Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian keng loóng gắn liền với sự tồn tại, phát triển của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Trải qua thời gian dài gắn liền với đời sống người dân, từ công cụ lao động phổ biến hàng ngày, keng loóng trở thành hình thức nghệ thuật đặc sắc nhờ tạo nên những âm hưởng giàu cảm xúc, đầy cuốn hút.
Hoà chung không khí hân hoan đón chào năm mới, người dân xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bước vào năm mới Ất Tỵ với niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao được cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy. Về chữ viết, dân tộc Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá và gọi là chữ Nôm Dao. Dành trọn tâm huyết, hiện nay, một số người cao tuổi dân tộc Dao ở xóm Thung Dao Bắc miệt mài truyền dạy vốn quý của dân tộc. Từ đó góp phần giúp thế hệ trẻ dân tộc Dao thêm hiểu biết, trân trọng, tự hào, cùng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.