Kỷ niệm 80 năm ngành tranh biếm họa, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đang có triển lãm "Biếm họa Việt Nam" của họa sĩ Lý Trực Dũng. Những bức tranh không chỉ mang tới tiếng cười cho người xem mà còn tái hiện cả thời cuộc, lịch sử đất nước trong 80 năm qua.

 



Anh tài làng cười hội tụ
Họa sĩ Lý Trực Dũng - một kiến trúc sư, họa sĩ có nhiều năm vẽ tranh biếm họa, nhưng vẫn chỉ nhận mình là họa sĩ biếm a-ma-tơ. Trong nhiều năm qua, vị giám khảo của Giải “Biếm họa Báo chí Việt Nam” đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tranh để viết nên cuốn “Biếm họa Việt Nam”. Trong buổi ra mắt, họa sĩ Nguyễn Quân đã khẳng định đây là cuốn sách đầu tiên viết về lịch sử tranh biếm họa và là tác phẩm độc đáo mang lại giá trị cho người xem ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Được coi như một cuốn sách lịch sử, song “Biếm họa Việt Nam” không vạch những mốc quan trọng của lịch sử biếm họa. Lý Trực Dũng viết về chân dung đồng nghiệp - những “anh hề” dũng cảm dám đương đầu với sự “ngu dốt nói chung”. Đó là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tường Tam, những người đầu tiên vẽ tranh biếm họa; những anh tài như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Tường Lân; rồi thế hệ họa sĩ trong thời kỳ 9 năm kháng chiến (1945-1954) như Phan Kế An, Mai Văn Hiến. Những năm chống Mỹ và xây dựng XHCN là thời kỳ có nhiều họa sĩ xuất sắc, đặc biệt như Chóe, Nguyễn Nghiêm. Gần đây có các họa sĩ trẻ được ghi danh như NOP, LEO, LAP…

Nhìn lại lịch sử
Triển lãm tranh “Biếm họa Việt Nam” trưng bày những bức tranh của các họa sĩ có tên trong cuốn sách của Lý Trực Dũng. Có thể thấy, bức tranh đầu tiên của biếm họa Việt Nam là do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẽ trên Báo Le Paria (Người cùng khổ), Nguyễn Tường Tam vẽ nhân vật Lý Toét trứ danh cho Báo Phụ nữ thời đại. Nhiều bức tranh biếm của trưởng nhóm Tự lực văn đoàn này đăng trên 2 tờ Thời nay và Phong hóa vào những năm 1932-1933. Người xem hẳn thích thú với 2 nhân vật Xã Xệ, Lý Toét được nhiều họa sĩ vẽ, châm biếm sự lạc hậu, hợm hĩnh, thói học đòi trưởng giả. Chế độ thực dân Pháp được tái hiện với những chuyện nực cười mà Nguyễn Gia Trí thể hiện qua “Ban điều tra chính phủ Pháp”, xem xét tình hình Đông Dương bằng cách trèo lên tháp Eiffel cầm ống nhòm, ngơ ngẩn không biết Đông Dương ở chỗ nào. Ở “Bức tranh không lời” là hình ảnh các máy xay thịt treo các loại thuế thân, thuế cư trú… đè lên những người dân Việt Nam da bọc xương…

Xem triển lãm, hẳn ai cũng phải bật cười và kính nể sự hài hước trí tuệ khi họa sĩ Chóe vẽ các chính trị gia thế giới. Chẳng thế mà ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã tới xin chữ ký của Chóe trên bức vẽ chân dung ông với cái mũi dài biến thành con bồ câu hòa bình nhân sự kiện ký Hiệp định Paris. Triển lãm còn trưng bày nhiều bức tranh của Chóe từng khiến ông bị chính quyền Ngụy đưa vào nhà lao và New York Times đánh giá ông là một trong 8 họa sĩ biếm họa hàng đầu thế giới.

Các vấn đề nóng của thời kỳ xây dựng CNXH và thời nay là đề tài trong nhiều bức tranh. Đó là cải cách thủ tục hành chính, xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, cải cách giáo dục… trong tranh Lý Trực Dũng và nhiều họa sĩ trẻ.

Tới đây, công chúng không chỉ có những phút giây cười sự đời, cười chính mình, mà còn hiểu thêm về những họa sĩ biếm - họ làm nghề với sứ mệnh cao cả là mang tiếng cười trí tuệ đóng góp, xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

                                       Theo HaNoiMoi


Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục