Đêm 2-11, đã xảy ra hàng chục vụ tấn công tại ba tỉnh cực Nam Thái Lan: Xong-khla (Songkhla), Na-ra-thi-oát (Narathiwat) và Pa-tha-ni (Pattani), khiến ít nhất 2 thường dân và 1 binh sĩ thiệt mạng cùng một số người khác bị thương.

 

Binh lính Thái Lan đi tuần sau khi xảy ra một vụ tấn công ở Na-ra-thi-oát hồi tháng 8. Ảnh: AFP. 

 

Channel News Asia dẫn lời Thiếu tướng R.Phu-xa-ra (Ronnasilp Phusara), quyền chỉ huy Trung tâm Chiến dịch cảnh sát các tỉnh miền Nam, ngày 3-11 cho biết, các vụ đánh bom, nổ súng và đốt phá diễn ra từ 21 giờ 30 phút ngày 2-11. Tình trạng bạo lực này diễn ra trong bối cảnh một số quan chức cấp cao thuộc Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề miền Nam đang tới đây để tiến hành đàm phán hòa bình. Được biết, một vụ tấn công xảy ra tại địa điểm gần Căn cứ Lữ đoàn Bộ binh số 15, nơi phái đoàn Ban chỉ đạo giải quyết vấn đề miền Nam dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tướng U-đom-đệt Xi-ta-bút (Udomdej Sitabutr Udomdej Sitabutr), nhân vật cấp cao của Hội đồng Quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO), đang lưu trú.


Theo Channel News Asia,  an ninh đang được thắt chặt, nhiều chốt kiểm soát được thiết lập ở các tuyến đường lớn. Đông đảo cảnh sát, binh lính đã được triển khai, nhất là tại các trường học vốn sắp mở cửa trở lại để bước vào học kỳ mới. Hiện vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ tấn công.

Miền Nam Thái Lan vốn không còn xa lạ với tình trạng bạo lực kể từ năm 2004. Gần đây nhất, hôm 24-10, một quả bom phát nổ ở Pa-tha-ni làm 1 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. 4 ngày sau đó, cũng tại Pa-tha-ni đã xảy ra một vụ nổ súng nhằm vào một xe ô tô khiến 2 người thương vong. Cho đến nay, đã có hơn 6.500 người bị thiệt mạng sau hơn một thập niên bạo lực ở khu vực này. 

Miền Nam Thái Lan là nơi tập trung chủ yếu của cộng đồng người Hồi giáo với khoảng 6 triệu người, chiếm 4% dân số của nước này. Do bị kích động và lấy cớ khu vực này xưa kia có một “vương quốc” bị người Thái thôn tính, lại được sự cổ vũ và hậu thuẫn từ bên ngoài, một số phần tử cực đoan tiến hành các hoạt động bạo lực đòi ly khai trong suốt thập niên 1970. Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một lệnh ân xá đặc biệt kết hợp với những biện pháp phát triển kinh tế và du lịch, góp phần mang lại sự ổn định ở khu vực này cho đến tận tháng 1-2004, khi một doanh trại quân đội bị tấn công.

Mặc dù cho đến nay, Chính phủ Thái Lan dường như chưa bao giờ công bố chính thức về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn, thế nhưng theo giới phân tích, người theo đạo Hồi ở miền Nam Thái Lan luôn cho rằng họ bị phân biệt đối xử và đây là nhân tố kích động sự thù hận. Tại khu vực này, những người theo đạo Phật chỉ là thiểu số, nhưng họ thường là những thành phần giàu có hơn là đa số người theo đạo Hồi. Mặt khác, cộng đồng Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan lại là người gốc Mã Lai, trong khi người theo Phật giáo thường là người gốc Thái. Do đó, những người Thái theo đạo Phật đã bị những người Hồi giáo tại chỗ coi là người từ nơi khác tới.

Chính phủ Thái Lan qua các thời kỳ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định tình hình tại miền Nam như để các đại diện Hồi giáo được tranh cử và tham gia nghị viện, nhiều chính trị gia Hồi giáo có mặt trong chính phủ, nhiều dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã được thực hiện… Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan cũng có các biện pháp xử lý mạnh nhằm ngăn chặn bạo lực, đưa lực lượng lớn quân đội và tăng cường lực lượng an ninh xuống các tỉnh miền Nam. Dẫu vậy, cho đến nay, những biện pháp trên vẫn chưa giải quyết được tình trạng bất ổn triền miên ở đây.

 

                                                                    Theo QĐND

Các tin khác


Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục