CHDCND Triều Tiên ngày 13-2 khẳng định, nước này đã thử thành công một loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới một ngày trước đó.

 

Các hành khách theo dõi thông tin về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên tại một ga tàu ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 12-2-2017. (Ảnh: Reuters)

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ thử tên lửa Pukguksong-2 trong ngày 12-2, đây là một loại vũ khí chiến lược mới của nước này, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Theo một nguồn tin quân sự của Hàn Quốc ngày 12-2, tên lửa đạt được tầm cao khoảng 550 km và bay xa khoảng 500 km, rơi xuống biển đông của bán đảo Triều Tiên, hướng về phía Nhật Bản.

Vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp cấp cao với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Abe đã gọi vụ thử tên lửa là “hành động không thể chấp nhận” và nhấn mạnh Triều Tiên phải tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tât Dương (NATO) Jens Stoltenberg cũng đã lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Trong một thông cáo, ông Stoltenberg nói, Triều Tiên “phải kiềm chế các hành động khiêu khích, ngừng toàn bộ các vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo và từ bỏ toàn bộ chương trình tên lửa đạn đạo của nước này”.

Bộ Ngoại giao Pháp cũng ra thông cáo lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp chỉ rõ, “Pháp tái khẳng định sự đoàn kết với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có an ninh bị đe dọa bởi chương trình đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên”.

Một quan chức của phái đoàn Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hội đàm khẩn về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngày 12-2. Theo quan chức này, cuộc họp có thể diễn ra vào chiều ngày 13-2.

Trong một diễn biến khác liên quan ngày 13-2, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết, cơ quan này sẽ hành động “nhanh chóng và kiên quyết” nếu các thị trường tài chính phản ứng với vụ phóng tên lửa.

 

                                                                       TheoNhandan

 

Các tin khác


Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt an ninh sau vụ khủng bố

An ninh tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang được thắt chặt sau vụ đánh bom tự sát ngay trước tòa nhà Bộ Nội vụ ở thủ đô Ankara.

Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục