(HBĐT) - Trong cuộc điện đàm diễn ra ngày 30/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (Ít-xư-nô-ri Ô-nô-đê-ra) và người đồng cấp Mỹ Jim Mattis (Gim Ma-tít) đã nhất trí gia tăng sức ép đối với Triều Tiên thông qua giải pháp "hữu hình" sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản hôm 29/8 vừa qua.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (Nguồn: japantimes.co.jp)

Đề cập đến giải pháp "hữu hình", ông Onodera chỉ ra khả năng gia tăng các cuộc tập trận quân sự Nhật - Mỹ, ám chỉ cuộc huấn luyện chung giữa quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Onodera cho biết ông cũng đã đề cập với người đồng cấp Mỹ về hợp tác công nghệ để Nhật Bản có được hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất Aegis, còn được biết tới là "Aegis Ashore".

Cũng ngày 30/8, trong cuộc điện đàm riêng rẽ khác, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (Ra-rô Cô-nô) và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson (Rếch Ti-lơ-xơn) cũng khẳng định sự hợp tác nhằm tìm kiếm những biện pháp trừng phạt mới thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Triều Tiên. Trước đó, trong cuộc điện đàm diễn ra lần thứ 2 liên tiếp sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa, Thủ tướng Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) và Tổng thống Donald Trump cũng hoàn toàn nhất trí với những động thái tiếp theo để giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên.

Trong khi đó, trong một hành động được xem là đáp lại những tuyên bố trên, Triều Tiên đã cảnh báo Tokyo "sắp tự diệt" vì đứng về phía Washington trong bối cảnh gia tăng căng thẳng sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tối 30/8 cho rằng quan hệ quân sự của các đồng minh Mỹ-Nhật đã trở thành mối "đe dọa nghiêm trọng" đối với Bán đảo Triều Tiên.Trước đó Triều Tiên từng cảnh báo sẽ tiếp tục tiến hành thêm các vụ thử tên lửa đạn đạo tương tự qua lãnh thổ Nhật Bản.

Liên quan đến chương trình tên lửa của Triều Tiên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris (Ha-ri Ha-rít) cho biết Triều Tiên dự báo sẽ hoàn thành các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào cuối năm 2018. Thông tin trên được Đô đốc Harry Harris đưa ra sau cuộc gặp với nghị sĩ Kim Young - woo (Kim Âng U) thuộc đảng đối lập Bareun, đang là Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc. Trước đó, tờ Washington Post (Mỹ) cũng đưa tin cơ quan tình báo quốc phòng nước này đã kết luận rằng Bình Nhưỡng có thể chế tạo ICBM có khả năng mang đầu đạn hạt nhân trong năm tới./. 

                                                    Theo TTXVN

Các tin khác


Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục