Ngày 10-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tham dự buổi lễ mang tính biểu tượng cao tại khu rừng Rethondes, thành phố Compiègne cách Paris 60 km về phía bắc.


Ông Macron và bà Merkel gặp gỡ các cựu chiến binh trong buổi lễ tại khu rừng Rethondes. (Ảnh: Reuters)

Hai nhà lãnh đạo đã khánh thành tấm bảng kỷ niệm tại nơi mà các bên đã ký kết Hiệp ước đình chiến, kết thúc cuộc chiến tranh thảm khốc đã làm thiệt mạng 18 triệu người. Trên tấm bảng ghi dòng chữ: "Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến 11-11-1918, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel tái khẳng định giá trị của sự hòa giải Pháp - Đức, vì châu Âu và vì hòa bình".

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã đến thăm khu vực tái hiện toa tàu nơi Hiệp ước đình chiến được ký kết. Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, một Tổng thống Pháp và một Thủ tướng Đức gặp nhau tại địa điểm tưởng niệm này.

Lễ kỷ niệm chính thức diễn ra sáng ngày 11-11 tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée (trung tâm thủ đô Paris), với sự tham gia của 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia. Trước đó, từ một tuần nay, hàng loạt sự kiện diễn ra khắp cả nước Pháp. Hơn 1.200 sự kiện độc đáo nhất tại các địa phương đã được một Ủy ban quốc gia dán nhãn "Trăm năm".

Các cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trong thời gian dài, thậm chí vài tháng, nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng của Pháp và châu Âu, cũng như để tưởng niệm 1,4 triệu binh sĩ Pháp đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cùng ngày, Paris tổ chức lễ khánh thành Đài tưởng niệm những người lính Paris đã ngã xuống vì Tổ quốc trong cuộc chiến 1914-1918. Quần thể có chiều dài 280 m và cao 1,3 m, nằm trên đại lộ Ménilmontant (quận 20), trên đó ghi danh 94.415 liệt sĩ. Tổng chi phí xây dựng khoảng một triệu euro.

* Ngày 11-11, Australia và New Zealand đã tiến hành lễ tưởng niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ước tính hơn 80 nghìn người dân của hai nước đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm quốc gia ở thủ đô Canberra với sự tham gia của hàng nghìn người, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề cập tới sự hy sinh của những người lính trong chiến tranh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn 400 nghìn thanh niên Australia đã lên đường nhập ngũ, trong đó có 300 nghìn người tham chiến ở nước ngoài và gần 62 nghìn người đã tử trận. Đặc biệt, hơn 10 nghìn binh sĩ thuộc Quân đoàn Australia và New Zealand (ANZAC) đã tử nạn trong chiến dịch tại bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù chiến dịch tấn công đã thất bại, song nó đã để lại di sản về lòng dũng cảm và tình hữu nghị giữa hai quốc gia, đồng thời được xem là bước ngoặt phát triển của hai nước.

Trong khi đó, tại New Zealand, lễ tưởng niệm diễn ra hai phút sau khi mặc niệm vào đúng 11 giờ ngày 11-11, thời điểm hiệp định đình chiến được ký kết. 100 phát súng đã được bắn ra tại cảng Wellington, cùng tiếng chuông nhà thờ, cũng như tiếng còi từ các tàu, ô-tô và xe cấp cứu.

Phát biểu tại Đài tưởng niệm quốc gia ở thủ đô Wellington, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh những âm thanh hợp xướng trên đã thể hiện niềm hân hoan, và hy vọng đã lan tỏa khắp New Zealand khi thông tin về Hiệp định đình chiến được công bố.

Ước tính hàng nghìn người đã tới dự lễ tưởng niệm trên khắp New Zealand. Thống kê cho thấy, hơn 100 nghìn người New Zealand, tương đương 10% dân số lúc bấy giờ, đã tham chiến ở nước ngoài, trong đó 18.300 người đã thiệt mạng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo-Hung đã đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch của nhau: Khối liên minh Đức-Áo-Hung và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga. Cuộc tranh giữa hai khối đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến đã làm hơn 10 triệu người thiệt mạng, hàng chục triệu người bị thương, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền mà các nước tham chiến chi phí cho cuộc chiến lên tới con số 85 tỷ USD. Về quy mô và sự khốc liệt, cuộc chiến này chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

                TheoNhandan

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục