Chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Brazil J.Bolsonaro nhậm chức hồi đầu năm 2019 là tới Mỹ. Chuyến thăm không chỉ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa hợp tác chính trị, thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất tây bán cầu, mà còn định hướng tầm phát triển mới của quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ. 


Nâng tầm quan hệ đồng minh Brazil - Mỹ

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro và Tổng thống Mỹ D.Trump họp báo sau hội đàm.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro bày tỏ sự hài lòng về những ủng hộ mà Tổng thống Mỹ D.Trump dành cho Brazil, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung mà chính phủ hai nước cùng chia sẻ. Tổng thống Brazil tái khẳng định cam kết từng đưa ra, đó là tăng cường hợp tác song phương với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó Brazil ưu tiên mở rộng hợp tác với Mỹ, bởi mối quan hệ này "ngày càng quan trọng”. Hai bên nhấn mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại, năng lượng, du lịch, quân sự, đến các vấn đề khu vực và thế giới. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Brazil. Là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh, Brazil đang vấp phải khủng hoảng kinh tế nhiều năm qua, vì vậy những hợp đồng kinh tế mới, trong đó có các khoản đầu tư lớn từ Washington, được coi là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Brazil.

Tổng thống Mỹ D.Trump cũng nhận định, mối quan hệ giữa Mỹ và Brazil trở nên "gần gũi hơn bao giờ hết”. Người đứng đầu Nhà trắng cho biết, Mỹ sẵn sàng nâng cao vị thế đồng minh của Brazil và tiến tới coi Brazil là một "đồng minh lớn” ngoài NATO. Lãnh đạo Nhà trắng còn cho rằng, Brazil thậm chí có cơ hội gia nhập NATO. Tuy hai nước còn phải thảo thuận nhiều về kế hoạch này, song với việc Washington trao cho Brasilia quy chế đối tác lớn ngoài NATO, đồng nghĩa Brazil có quyền tiếp cận ưu tiên hơn tới nguồn vũ khí và công nghệ quân sự Mỹ, tham gia các cuộc tập trận và các hoạt động chống khủng bố chung với Mỹ, cùng các nước NATO.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro được cho là có những tư tưởng tương đồng với người đồng cấp Mỹ, khi công khai ủng hộ chính quyền Washington đương nhiệm trong việc từ bỏ các tổ chức đa phương. Theo nhận định của các chuyên gia, chính quyền Tổng thống J.Bolsonaro ưu tiên hợp tác với Mỹ hơn là các cơ chế hợp tác khác, như Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), hay nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nhân chuyến thăm Washington của Tổng thống J.Bolsonaro, Brazil và Mỹ tiến tới hoàn tất thỏa thuận công nghệ, theo đó cho phép các công ty Mỹ thực hiện phóng các vệ tinh thương mại từ căn cứ quân sự ở bang miền nam Maraanhao của Brazil. Một thỏa thuận tương tự từng bị cơ quan lập pháp của Brazil phong tỏa trong quá khứ với lý do thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng chủ quyền Brazil.

Tổng thống Brazil một lần nữa thể hiện sự ủng hộ những bước đi của Tổng thống Mỹ trong chính sách về nhập cư, gồm cả việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico. Brazil cũng nhất trí với Mỹ về các biện pháp trừng phạt để gây sức ép lên Venezuela. Tổng thống J.Bolsonaro nhắc tới khả năng cho phép quân đội Mỹ được hiện diện trên lãnh thổ Brazil, sát biên giới với Venezuela, với lý do cuộc khủng hoảng tại Venezuela có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới các nước lân cận, trong đó có Brazil.

Việc ứng cử viên phe cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy J.Bolsonaro chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil hồi cuối năm 2018 đã tạo bước ngoặt lớn trên chính trường quốc gia Nam Mỹ này. Có thời điểm Tổng thống Mỹ D.Trump nhắc tới việc bổ sung Brazil vào danh sách các đối tác thương mại không công bằng với Mỹ, thậm chí chỉ trích Brazil là một trong những "đối tác khó làm ăn” nhất trên thế giới. Song, chuyến thăm Washington lần này của Tổng thống J.Bolsonaro đã khởi đầu cho kế hoạch đầy tham vọng trong mối quan hệ Brazil - Mỹ.

Tổng thống Brazil J.Bolsonaro kỳ vọng việc cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ giúp Brazil giải quyết nhiều thách thức trong nước, như góp phần khôi phục đà tăng trưởng của nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lập lại an ninh biên giới…

                                                                                 Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục