Các nước Arab đưa ra quan điểm và thống nhất lập trường về một loạt những thách thức đang phải đối mặt nhằm hướng tới mục tiêu duy trì hợp tác, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực.


Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini (trái) phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 30 ở Tunis, Tunisia ngày 31/3. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 31/3, Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 30 đã khai mạc tại thủ đô Tunis của Tunisia với sự hiện diện của nhiều nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ các nước Arab.

Tại hội nghị, các nước thuộc thế giới Arab sẽ đưa ra quan điểm và thống nhất lập trường về một loạt những thách thức đang phải đối mặt nhằm hướng tới mục tiêu duy trì hợp tác, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực.

Tunisia kêu gọi tăng cường hợp tác

Ngày 31/3, Tổng thống nước chủ nhà Beji Caid Essebsi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hành động giữa các nước Arab nhằm giải quyết các cuộc xung đột và duy trì sự đoàn kết ở khu vực.

Theo Tổng thống Tunisia, những thách thức và mối đe dọa mà khu vực Arab đang phải đối mặt không thể giải quyết một cách riêng lẻ. Ông Essebsi nhấn mạnh việc tăng cường sự tin cậy và hợp tác giữa các nước nước Arab.

Về vấn đề Cao nguyên Golan, ông Essebsi nhấn mạnh rằng đây là một vùng đất Arab bị chiếm đóng và cần phải chấm dứt sự chiếm đóng này nhằm đạt được sự ổn định và an ninh ở khu vực.

Về vấn đề Syria, ông kêu gọi thúc đẩy giải pháp chính trị ở quốc gia này và giúp người dân Syria vược qua khủng hoảng để được sống trong hòa bình và an ninh.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Tunisia cũng bày tỏ sự ủng hộ của Tunis đối với những nỗ lực ở khu vực và quốc tế nhằm chấm dứt xung đột ở Libya.

Các nước Arab bày tỏ thiện chí hợp tác với Iran

Ngày 31/3, truyền thông Bắc Phi đưa tin, lãnh đạo các nước Arab đã mời Iran cùng hợp tác với các nước này dựa trên cơ sở mối quan hệ láng giềng hữu nghị và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau.

Theo truyền thông khu vực, trong tuyên bố kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) lần thứ 30 ở thủ đô Tunis của Tunisia, các nước Arab nêu rõ: "Chúng tôi khẳng định rằng quan hệ hợp tác giữa các nước Arab và Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ dựa trên quan hệ láng giềng hữu nghị."

Theo giới quan sát, đây là một động thái tích cực trong quan hệ giữa thế giới Arab và Tehran, đồng thời cũng là kết quả đáng ghi nhận tại hội nghị lần này.

Jordan khẳng định ủng hộ Palestine

Ngày 31/3, Quốc vương Jordan Abdullah II cho rằng vấn đề Palestine đã và sẽ luôn là mối quan ngại sâu sắc nhất đối với tất cả người Arab.

Quốc vương Jordan một lần nữa xác nhận rằng vấn đề Palestine là một vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất của người Arab.

Theo Quốc vương Jordan, sẽ không thể có an ninh, ổn định hay thịnh vượng ở khu vực Trung Đông khi không có một giải pháp thực sự và lâu dài đối với vấn đề Palestine để qua đó đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Palestine về một nhà nước độc lập với Đông Jerusalem là thủ đô.

Về vấn đề Cao nguyên Golan, Quốc vương Jordan nhấn mạnh rằng Golan là "một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Syria theo luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc."

Ngoài ra, về vấn đề Iraq, Quốc vương Jordan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được tiến trình chính trị ở quốc gia láng giềng này.

Còn về Syria, Quốc vương Jordan cho rằng không có phương án thay thế giải pháp chính trị vốn bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria cũng như sự đoàn kết của nhân dân nước này.

Ai Cập bày tỏ lập trường về vấn đề quan hệ Arab-Israel

Ngày 31/3, truyền thông nhà nước Ai Cập đưa tin, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi nêu rõ: "Giải phóng toàn bộ các vùng lãnh thổ Arab bị chiếm đóng là cách duy nhất để giải quyết cuộc xung đột Arab-Israel."

Ngoài ra, Tổng thống Sisi cũng tái xác nhận quyền của người Palestine về việc thành lập một nhà nước độc lập. Theo ông Sisi, Cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng phải trả lại cho Syria như là sự khởi đầu cho một giải pháp toàn diện và hòa bình.

Nhà lãnh đạo Ai Cập cho rằng các cuộc hòa đàm dựa trên hiệp ước Geneva là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Hội nghị ở Tunis lần này dự kiến sẽ thông qua một nghị quyết phản đối việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan./.

 

             TheoVietnamplus

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục